Những công trình cổ đại độc nhất vô nhị dưới đáy biển (+video)
Những công trình cổ đại nguy nga, tráng lệ, không kém phần tinh xảo không chỉ được tìm thấy trên mặt đất mà còn có thể được phát hiện ra tại nơi đáy biển sâu. Chúng không kém phần bí ẩn, không kém phần rực rỡ như các công trình trên mặt nước. Mỗi thành phố đều mang trên mình những câu chuyện kì lạ.
Tàn tích còn lại của Nan Madol
Sơ đồ của công trình Nan Madol bị chìm dưới nước. Ảnh: Holger Behr/Wikipedia Commons
Công trình cổ đại Nan Madol được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Ảnh: Stephen L. Alvarez/National Geographic/Getty ImagesThành phố nằm ở bờ đông đảo Pohnpei (Ponape) ở Micronesia, cũng được gọi là Venice Thái Bình Dương. Thành phố được các nhà khảo sát phát hiện vào thế kỷ 19, tìm thấy ở độ sâu 20 mét rất nhiều các công trình kiến trúc.Hệ thống phức hợp bao gồm 92 đảo nhỏ nhân tạo, xuất hiện trong thời gian từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15, vào khoảng năm 1500 nơi này trở nên hoang vắng. Nguyên nhân của của việc này cho đến nay vẫn còn là một ẩn đố. Truyền thuyết kể lại rằng thành phố bị nhấn chìm bởi ý muốn của Thần Sét. Theo một giả thuyết khác, thành phố bị xâm lăng bởi các cư dân của đảo láng giềng. Người ta cũng cho rằng vào thế kỷ 12-15 SCN, cư dân trên đảo đã sử dụng tàn dư của các công trình được xây dựng sớm hơn nhiều và đã bị bỏ hoang để xây dựng. Chúng ta ngày nay khó khăn trong việc xác định ai đã xây dựng chúng và với mục đích gì. Theo một giả thuyết, phức hợp các công trình trên đảo là tàn tích còn lại của lục địa Mu bị chìm xuống Thái Bình Dương vào 12.000 năm trước, được biết với tên gọi là Pacifis.
Thành phố Heraklion
Bia đá Granite màu đen cao 1,95 mét tại triển lãm trong Cung điện Lớn ở Paris được đưa đến từ Heraklion. Chữ trên bia là chữ tượng hình được khắc vào năm 380 TCN. Ảnh:Hubert Fanthomme/Paris Match via Getty Images.
Sau một trận động đất lớn, thành phố bị chìm xuống nước ở vịnh Abu-Qir nằm cách Alexandria, đã từng là cảng chính của Ai Cập khoảng vài km. Theo một trong các truyền thuyết, thành phố được đặt theo tên của Hercules, người đã từng đến thăm Helen ở thành Troy.
Khoảng thế kỷ thứ 6 SCN đã xảy ra một tai nạn, kết quả là thành phố bị nuốt chửng bởi vực thẳm màu xanh, che giấu những tàn tích trong 1200 năm sau, cho đến khi nó được phát hiện vào năm 1934. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy đồng tiền vàng, lọ, tác phẩm điêu khắc năm mét, xác tàu, quan tài bằng đá có xác ướp động vật. Trong số những hiện vật cũng tìm thấy một phiến đá granite đen với dòng chữ khắc lên: “Heraklion”.
Tàn tích còn lại của đảo Yonaguni
Ảnh: itsdesire/flickr.com
Ảnh: itsdesire/flickr.com
Ở độ sâu 25 mét gần đảo các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy các công trình bằng đá với các bậc thềm, nền và các kim tự tháp, cái cao nhất trong số đó có chiều cao 27 mét và chiều rộng 183 mét. Các di tích này có niên đại 14.000 năm và có thể được coi là các công trình dưới nước bí ẩn nhất.
Chạm trổ, dấu vết của gia công nhân tạo, chữ tượng hình được tìm thấy trên một số cấu trúc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn diễn ra những tranh luận về đặc tính của khám phá này. Nhà khoa học của Trường Đại học Tokyo xác định được công trình bị chìm xuống biển khoảng 10.000 năm trước đây, vào cuối của thời kỳ băng hà cuối cùng.
Thành phố Sư tử
Shi Cheng (Sư Thành), thành phố bị nhấn chìm dưới đáy hồ Thiên Đảo ở huyện Thuần An, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia Commons
Thành phố Shi Cheng, Trung Quốc bị nhấn chìm dưới nước. Ảnh: lovethesepics.com
Thành phố Shi Cheng chìm dưới nước, được biết đến với tên gọi là Thành phố Sư tử, nằm dưới đáy hồ Thiên Đảo. Hồ Thiên Đảo được xây dựng cho nhà máy điện vào năm 1959 ở tỉnh Chiết Giang. Thành phố được xây dựng vào thời triều đại Đông Hán (vào năm 25 đến 200 SCN), chiếm diện tích tương đương khoảng 62 sân bóng đá.
Vào thời đại của mình, Thành phố Sư tử là trung tâm kinh tế – chính trị, với năm cổng thành thay vì bốn cổng như bình thường đã tạo nên sự khác biệt so với các thành phố khác. Nằm ở độ sâu 26 đến 40 mét dưới nước, thành phố là điểm đến hấp dẫn dành cho những thợ lặn háo hức được khám phá những điều bí ẩn của lịch sử Trung Quốc cổ đại.
Tàn tích còn lại của vịnh Cambay
Ảnh của Krishna đang thổi sáo. Ảnh: Smithsonian Freer and Sackler Gallery/Wikipedia Commons
Việc phát hiện thấy tàn tích của thành phố bị chìm ở vịnh Cambay, Ấn Độ là một khám phá bất ngờ. Thành phố 9.500 tuổi có tên là Vương Quốc Dwarka đã thách thức niềm tin hiện đại, rằng nền văn minh cổ xưa nhất trên mặt đất không vượt quá 5.500 năm.
Giả thuyết rằng, công trình tìm thấy bị nhấn chìm trong nước bởi một trận lũ. Thành phố nằm dưới độ sâu 20-40 mét có diện tích khoảng 10 km2. Tàn tích lưu giữ với nhà ở nằm trong một trật tự chặt chẽ, hệ thống thoát nước và dẫn nước nói lên rằng, đó là một thành phố được quy hoạch rất tốt.
Thành phố Pavlopetri
Sơ đồ thành phố Pavlopetri, Laconia, Hy Lạp. Minh họa: Spiridon Ion Cepleanu/Wikipedia Commons
Tàn tích của thành phố cổ Pavlopetri với diện tích 30.000 mét vuông được tìm thấy ở độ sâu từ 3 đến 4 mét vào năm 1968 ở phía nam bán đảo Peloponnese, Hy Lạp. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều con đường, nhà ở, lăng mộ và đồ gốm của nền văn minh Mycenae và được xây dựng vào năm 2800 TCN. Căn cứ theo các phát hiện, thành phố bị nhấn chìm vào khoảng năm 1000 TCN.
Theo các nhà nghiên cứu, tàn tích tìm thấy đã từng là một cảng biển lớn mà từ đó thương mại đã đi đến khắp Địa Trung Hải.
Kim tự tháp biển Galilee
Minh họa: livescience.com
Vào năm 2003 dưới đáy biển Galilee đã phát hiện thấy kiến trúc bằng đá kỳ lạ có dạng hình nón. Kim tự tháp có chiều cao 10 mét và chiều dài 70 mét được xây dựng bằng cách sử dụng đá mét bazan không đánh bóng với tổng trọng lượng lên đến 60.000 tấn.
Theo nhận định của các nhà khoa học, tuổi của phát hiện có thể lớn hơn 4.000 năm, bởi vì các cự thạch được tìm thấy bên cạnh cũng có niên đại cùng thời như vậy. Cho đến nay vẫn chưa xác định được ai, khi nào và với mục đích gì mà các công trình này được tạo ra, nhưng có thể khẳng định rằng, xây dựng kim tự tháp yêu cầu tổ chức các chi phí tài chính và công sức bỏ ra lớn một cách cẩn thận.
Theo Đại Kỷ Nguyên