1% dân số Trung Quốc chiếm 1/3 tài sản quốc gia
Theo báo cáo khảo sát mới công bố của Đại Học Bắc Kinh, 1% dân số Trung Quốc (số hộ gia đình giàu nhất Trung Quốc) đang sở hữu 1/3 tài sản quốc gia. Trong khi đó, 25% số hộ nghèo nhất chỉ sở hữu số tài sản là 1%.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, sự phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng này có thể làm gia tăng bất ổn xã hội và đối lập giai cấp.
Liệu có phải nền kinh tế Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ?
Ngày 25/7, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc của Đại Học Bắc Kinh đã công bố kết quả của Nghiên cứu Phát triển Dân sinh Trung Quốc năm 2014.
Kết quả cho thấy Trung Quốc đang tồn tại sự phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng.
Trong năm 2012, 1% số hộ gia đình giàu nhất Trung Quốc sở hữu tới ⅓ tài sản cả nước, trong khi 25% số hộ gia đình nghèo nhất chỉ sở hữu 1% tổng tài sản quốc gia.
Hệ số Gini của Trung Quốc đã lên tới 0.73.
Hệ số Gini là hệ số đo mức độ bất bình đẳng thu nhập, có giá trị từ 0 đến 1. Hệ số càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn.
[Nhà nghiên cứu, cố vấn tài chính Trung Quốc Củng Thắng Lợi]: “Tôi đã đọc báo cáo này. Tôi cho rằng vấn đề cốt lõi là sự phân hoá gia tăng trong xã hội Trung Quốc.
Người nghèo thì ngày càng nghèo hơn, trong khi người giàu chắc chắn sẽ ngày càng giàu lên.
Báo cáo đã nói lên một sự thật quan trọng mà ĐCSTQ không đề cập đến.
Sự thật được thể hiện qua các số liệu.”
[Nhà nghiên cứu các vấn đề xã hội Trung Quốc Trương Kiện]: “25% dân số nắm giữ 1% tài sản quốc nội, điều này chứng minh Trung Quốc có rất nhiều người nghèo.
Họ sống dưới chuẩn nghèo, không có thức ăn và quần áo, không có nhân quyền, không được tôn trọng. Họ là nạn nhân chính ở Trung Quốc kể từ khi bắt đầu cái gọi là cải cách và mở cửa.
Họ đã đóng góp mọi thứ chỉ để đổi lại một cuộc sống khốn khó.”
Các khảo sát cũng cho thấy những gia đình làm việc trong bộ máy chính quyền có số tài sản lớn hơn hẳn những gia đình khác.
Tương tự như vậy, tốc độ gia tăng tài sản của những gia đình “trong bộ máy” cao hơn rất nhiều so với những gia đình “ngoài bộ máy”.
[Ông Trương Kiện]: “Nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn rơi vào con đường này bởi chế độ phớt lờ Hiến pháp cũng như không tuân theo quy luật kinh tế thị trường hay pháp luật.
Ngày càng có nhiều nhóm thượng lưu kiểm soát tài nguyên quốc gia.
Họ còn kiểm soát công luận cũng như sự sống chết của người dân.
Họ không chỉ phá hoại nền kinh tế Trung Quốc.
Theo NTD Tiếng Việt