Lịch sử những vụ bắn nhầm máy bay
Trong lịch sử ngành hàng không đã xảy ra nhiều vụ bắn nhầm máy bay dẫn đến tay họa thảm khốc, gây ra hậu quả nặng nề về tài sản và nhân mạng.
Dưới đây là các trường hợp điển hình:
1. Máy bay của Malaysia mang số hiệu MH-17:
Ngày 17/7/2014, chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 đã bị rơi một cách bí ẩn ở miền đông Ukraine khiến toàn bộ 280 hành khách cùng 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Các quan chức Bộ Nội vụ Ukraine tố cáo rằng phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine đã sử dụng tên lửa phòng không của Nga để bắn rơi chiếc máy bay này. Một người dân địa phương cho biết ông này nghe thấy tiếng máy bay và nhiều tiếng nổ lớn, sau đó thấy máy bay đâm xuống đất. Những manh mối này khiến nhiều người tin rằng MH17 đã bị bắn rơi bởi một quả tên lửa.
Hệ thống tên lửa đất đối không Buk bắn nhầm máy bay dân sự của Malaysia vào ngày 17/7/2014
2. Máy bay 655 của hãng hàng không Iran Air
Ngày 3/7/1988, chiếc máy bay 655 của hãng hàng không Iran Air chở theo 290 người đã bị bắn hạ ngay trên vịnh Persia. Chiếc máy bay này bị tên lửa dẫn đường của tàu khu trục USS Vincennes của hải quân Mỹ bắn trúng khi nó vẫn đang bay trong không phận của Iran.
Tên lửa từ tàu chiến Mỹ bắn nổ máy bay dân sự Iran (Ảnh: Presstv)
Sau này, các quan chức Mỹ mới thừa nhận rằng các thủy thủ trên tàu Vincennes đã nhầm chiếc Airbus A330 trên với một chiến đấu cơ của Iran nên đã quyết định khai hỏa. Chiếc máy bay bị trúng tên lửa khi đang trên đường bay từ Tehran tới Dubai, và không một ai trên máy bay sống sót.
Cuối cùng, chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận bồi thường cho gia đình các nạn nhân người Iran bị thiệt mạng trong vụ máy bay trúng tên lửa này.
3. Chiếc máy bay 007 của hãng hàng không Korean Air Lines
Năm năm trước, vào ngày 1/9/1983, chiếc máy bay 007 của hãng hàng không Korean Air Lines chở theo 269 người đã bị một chiến đấu cơ của Nga bắn rơi ngoài khơi đảo Sakhalin trên biển Đông Hải vì chiếc máy bay này vô tình bay lạc vào không phận Liên Xô.
Vụ việc xảy ra khi máy bay 007 đang trên đường từ New York (Mỹ) tới Seoul theo tuyến đường băng qua Alaska trước khi vượt Thái Bình Dương. Tất cả hành khách và thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều thiệt mạng, trong đó có Larry McDonald, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Georgia.
Máy bay 007 của hãng hàng không Korean Air Lines bị tiêm kích Liên Xô bắn rơi (Ảnh: Newsweek)
Ban đầu Liên Xô phủ nhận sự việc này và sau đó tuyên bố chiếc máy bay trên đang tìm cách do thám lãnh thổ của họ. Vụ việc này đã gây ra căng thẳng rất lớn giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh.
Vụ việc này đã thúc đẩy việc áp dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS vốn được quân đội Mỹ nghiên cứu, phát triển phục vụ mục đích quốc phòng sang các lĩnh vực dân sự, trong đó có hàng không dân dụng.
4. Boeing 727 của hãng hàng không Libyan Airlines
Ngày 21/2/1973, chuyến bay 114 của hãng hàng không Libyan Airlines đã tiến vào không phận do Israel kiểm soát trên bán đảo Sinai. Nó bị hai chiếc chiến đấu cơ F4 Phantom của Israel ngăn chặn, tuy nhiên chiếc máy bay này không chịu hạ cánh và đã bị tiêm kích Israel bắn hạ.
Hai chiến đấu cơ Israel kè sát và bắn hạ máy bay dân dụng của Lybia (Ảnh: Worldmathaba)
Chiếc Boeing 727 này gặp nạn khi đang trên đường từ Tripoli tới Cairo, và chỉ có 5 người trong tổng số 113 hành khách, thành viên phi hành đoàn trên máy bay thoát chết kỳ diệu.
5. Chiếc máy bay McDonnell Douglas DC-9-15
Rất nhiều nguyên nhân và giả thuyết đã được đưa ra như bom khủng bố hay máy báy bị tên lửa của NATO bắn phải khi tiến hành chiến dịch quân sự… Song cho tới tận ngày hôm nay, thảm họa này là một trong số ít những tai nạn hàng không chưa được làm sáng tỏ.
Khi sự việc này xảy ra, phần lớn đều cho rằng đây là một hành vi khủng bố. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra, sự việc dần sáng tỏ khi chính quyền Ukraine thừa nhận đó là một tai nạn do vụ thử tên lửa đất đối không S-200 của quân đội nước này trên bán đảo Crimea. Sau thảm họa trên, Ukraine đã bị cấm thử tên lửa Buk hay S- 300 trong vòng 7 năm sau đó.
Theo Nld, Reuters, Livescience, Slate, CNN, Wikipedia