Số phận của những tù binh trở về Trung Quốc sau cuộc chiến kháng Mỹ năm 1950

27/10/20, 11:55 Trung Quốc

Ngày 25/10 là cột mốc kỷ niệm cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Mỹ, và viện trợ Triều Tiên của Trung Quốc. Vì thế chính quyền Bắc Kinh đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp cao cho sự kiện này. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có thái độ cứng rắn hiếm thấy, ông nhấn mạnh rằng: “Chúng ta quyết sẽ không bao giờ ngồi nhìn chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của đất nước bị thiệt hại, quyết sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ ai, hay lực lượng nào xâm phạm hoặc chia cắt lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Một khi tình huống nghiêm trọng như vậy xảy ra, người dân Trung Quốc nhất định sẽ phải đánh đòn trực diện”.

Nhiều tù binh đã thốt lên: Chẳng lẽ chúng tôi yêu Tổ quốc, yêu tổ chức, yêu nhân dân, kiên quyết không đi Đài Loan mà chọn quay về Trung Quốc, cuối cùng lại rơi vào kết cục như thế này? (Ảnh qua TTXCC)

Trong hai năm gần đây, ngay cả khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung trở nên căng thẳng nhất, TT Trump không ngừng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, thì chủ tịch Tập Cận Bình cũng hiếm khi trực tiếp ra mặt đáp trả. Chỉ còn khoảng một tuần nữa là đến cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ (ngày 3/11). Lúc này, ông Tập đã đặt cược vào sự thắng cử của Joe Biden và tỏ ra tự tin hơn. Đồng thời chọn chính thời cơ này, để cảnh cáo Hoa Kỳ và Đài Loan ở bờ bên kia eo biển, từ đó khiến đã cho thế giới thấy được công phu giả câm giả điếc suốt thời gian qua của ông.

Tuy nhiên, chiến tranh kháng Mỹ viện Triều rốt cuộc là một cuộc chiến như thế nào? Đối với nhiều người Trung Quốc mà nói, nó vẫn là một dấu hỏi chưa được giải đáp. 

Con số thương vong của quân tình nguyện Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn, có nhiều ý kiến khác nhau, từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu người đều có. Trong số rất nhiều nghi ngờ về lịch sử của cuộc Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều, số phận của hơn 7.000 tù nhân chiến tranh trở về lại Trung Quốc là điều đặc sắc nhất của ĐCSTQ, và cũng là điều khiến người ta đau lòng nhất. 

Tại sao lại gọi là “tù binh quân tình nguyện trở về nước”? Là bởi vì lúc đó có hơn 14.000 quân tình nguyện của ĐCSTQ đã không trở về Đại lục, mà họ đã chọn ở lại Đài Loan. Có đến 2/3 trong số 22.000 tù binh tình nguyện đã đến hòn đảo nhỏ bé này. Sự việc không chỉ vượt quá mong đợi của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc vào thời điểm đó, mà còn khiến Trung Quốc vô cùng tức giận.

Theo số liệu ghi chép trên Wikipedia: Từ năm 1953 đến ngày 23/1/1954, 14.715 Quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc bị bắt trong Chiến tranh Triều Tiên có tâm nguyện muốn đến Đài Loan. Và có ba đợt trong số 7.110 tù binh Trung Quốc được hồi hương: 

  • Đợt thứ nhất là 1.030 tù binh bị thương và ốm đau đòi hồi hương.
  • Đợt thứ hai là 5.640 tù binh kiên trì mong muốn đòi hồi hương.
  • Và đợt thứ ba là 440 người đã được hồi hương trong khu vực trung lập, sau khi giải thích hoặc trốn khỏi trại hoặc trong lần lựa chọn cuối cùng do người Ấn Độ “điểm danh” (thực chất là cho thêm một cơ hội khác), và họ đã yêu cầu được hồi hương.

Theo những ghi chép về việc trao trả tù binh chiến tranh: Trong số hơn 7.000 tù binh quân tình nguyện trở về Trung Quốc Đại lục, có tổng cộng 6.064 người được tập trung tại “Văn phòng quản lý người hồi hương” ở thị trấn Kim Gia, huyện Xương Đồ, cách Thẩm Dương 100km về phía Bắc. 

Trước khi bị kiểm duyệt chính trị, các phim điện ảnh như “Ngũ anh hùng núi Lang Nha ”,  “Lưu Hồ Lan”, “Triệu Nhất Mạn”, “Tám phụ nữ bị ném xuống sông ”, “Những con người dũng cảm”,... đã được công chiếu để gây áp lực tinh thần lên các quân tình nguyện.

Khi đến giai đoạn kiểm tra và giải trình, mỗi một người đều phải khai nhận một theo “đề cương giải trình” do cấp trên sắp xếp, về việc “có hay không” hành vi đầu hàng địch. Đồng thời, phải làm mẫu một bản kiểm tra và giải trình, làm mẫu để những người giải trình khác tự mình thừa nhận rằng, bản thân “ham sống sợ chết, bị bắt liền đầu hàng”. 

Về sau này, những người bị bắt mà không có thương tích, không chống cự và giơ tay khi bị bắt, đều bị khép vào hành vi đầu hàng. Trong khi đó Ủy ban Hành chính lại ra văn bản, nhấn mạnh rằng, “các đảng viên Cộng sản là không thể bị bắt”. 

Điều này đã ảnh hưởng đến các tù nhân chiến tranh, và khiến việc xét xử chính trị trở nên nghiêm ngặt hơn. Tình hình thay đổi đáng kể chỉ sau một đêm. Thẩm định ban đầu không được tính, và các biện pháp trừng phạt đối với những người trở về tăng nặng hơn: “khôi phục tình trạng quân sự” ban đầu hầu hết được thay đổi thành “chỉ công nhận tình trạng quân sự cũ của những người bị bắt”

Hầu hết những người bị đảng trừng trị được đổi thành “khai trừ ra khỏi đảng”. Tất cả quân nhân dưới cấp đại đội đều bị xuất ngũ. 80% số người ban đầu được giữ lại đảng, đoàn và quân nhân, biến thành 92% số người bị khai trừ khỏi đảng, đoàn và quân nhân (trong đó hơn 4600 người chỉ được thừa nhận tình trạng quân sự trước khi bị bắt). Chỉ có hơn 30 cán bộ cấp đại đội trở lên, và một số ít người khuyết tật được bố trí chuyển công tác. Những người khác đều nhất loạt cho xuất ngũ và được đưa về nơi ở cũ, trong hồ sơ bị đánh dấu “sử dụng kiểm soát“. Một số cá nhân còn bị kết án vì tội làm “đặc vụ”.

Ngô Thừa Đức – nguyên là Cục trưởng Cục Chính trị của quân tình nguyện Sư đoàn 180. Ông là tù nhân chiến tranh cấp cao nhất, bị khai trừ khỏi đảng và quân ngũ, sau đó được bố trí đến trang trại Đại Oa ở Bàn Cẩm, Liêu Ninh để “được đãi ngộ” như một cán bộ cấp tiểu đoàn. 

Tôn Chấn Quan – trưởng đại diện của tù nhân chiến tranh Quân tình nguyện, được chỉ định làm việc tại Mỏ sắt Thất Đạo Cao ở huyện Lâm Giang, tỉnh Cát Lâm. Sau đó, ông viết trong hồi ký của mình: “Chúng tôi, những người đã không rơi nước mắt trong các trại tù binh của Mỹ, lúc này lại ào ào rơi lệ: Chẳng lẽ chúng tôi yêu Tổ quốc, yêu tổ chức, yêu nhân dân, kiên quyết không đi Đài Loan mà chọn quay về Trung Quốc, cuối cùng lại rơi vào kết cục như thế này?! Trái tim chúng tôi cảm thấy rất đau …”.

Trương Trạch Thạch – người phiên dịch chính cho các tù nhân chiến tranh của Quân tình nguyện cũng đã bị khai trừ khỏi đảng.

Vương Thành – người anh hùng đã hét vào máy bộ đàm “hãy bắn tôi” trong bộ phim “người con gái anh hùng”, được dựa trên nguyên mẫu những việc làm của Giang Thanh Tuyền. Nhưng ông đã bị bắt và bị bức hại sau khi trở về Trung Quốc. Một tù binh chiến tranh khác được trở về Trung Quốc và thi đỗ vào Đại học Tứ Xuyên, nhưng sau nửa năm lại bị trục xuất.

Cho đến khi thực hiện chính sách sửa sai vào năm 1982, vẫn còn một bi kịch xảy ra: hai cán bộ yêu cầu Lý Chính Văn – một tù nhân chiến tranh ở tỉnh Tứ Xuyên viết một cuốn tự truyện. Lý Chính Văn lo sợ rằng đây lại là khởi đầu cho một cuộc bức hại mới nên đã tự sát. 

Việc sửa sai chính trị quá muộn, nó đã không cải thiện được đời sống kinh tế của những tù nhân chiến tranh bị trao trả, hầu hết mọi người vẫn đang trong tình trạng đói nghèo và bệnh tật, không ít người đã chết khi còn rất trẻ.

Trong bài phát biểu ngày 23/10, ông Tập Cận Bình nói rằng Cuộc chiến kháng Mỹ viện Triều là “chiến đấu vì hòa bình và an ninh quốc gia”, “thể hiện tinh thần của người dân Trung Quốc”“khiến cả thế giới phải nhìn Trung Quốc với sự ngưỡng mộ”.

Thắng lợi của Cuộc kháng chiến kháng Mỹ viện Triều là “bản tuyên ngôn rằng, nhân dân Trung Quốc đứng lên ở phía Đông thế giới”. Một bản tuyên ngôn của phương Đông về việc nhân dân Trung Quốc đứng lên sừng sững trước thế giới”. 

Ông Tập nói thêm: “Người dân Trung Quốc biết rằng, khi đối phó với những kẻ xâm lược, phải nói chuyện với họ bằng ngôn ngữ mà họ hiểu. Đây chính là lấy chiến tranh ngăn chiến tranh, ngừng chiến tranh bằng vũ lực, dùng thắng lợi để giành lấy hòa bình và giành được sự tôn trọng. Nhân dân Trung Quốc không gây phiền hà, cũng không ngại gian khó, đối diện với bất kỳ khó khăn, rủi ro nào, chân không run, lưng không còng”.

Trong cuộc chiến, quân đội Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật biển người, có bao nhiêu quân tình nguyện đã hy sinh? Những tù binh may mắn sống sót lại bị ngược đãi sau khi về nước. 70 năm sau, Tập Cận Bình vì để đe dọa Hoa Kỳ và Đài Loan, nói rằng cuộc chiến kháng Mỹ viện Triều là “chiến đấu vì hòa bình và an ninh quốc gia”, “thể hiện tinh thần của nhân dân Trung Quốc”“khiến cả thế giới phải nhìn vào Trung Quốc mà ngưỡng mộ”. 

Những cựu tù nhân chiến tranh năm xưa sẽ cảm thấy thế nào khi nghe những lời này?

Nếu ông Tập muốn “nhân dân Trung Quốc không gây phiền hà, không ngại gian khó, đối diện với bất kỳ khó khăn, rủi ro nào, chân không run, lưng không còng”. Thì có lẽ trước hết, cần cho thế hệ trẻ Đại lục biết sự thật lịch sử của cuộc Chiến tranh Kháng Mỹ viện Triều cách đây 70 năm.

Việt Anh

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x