Ấn Độ: Thuyết nguyên tử đã có từ 2.600 năm trước
‘John Dalton’ (1766 – 1844), nhà vật lý và hóa học người Anh, được cho là người đã phát triển lý thuyết nguyên tử hiện đại. Tuy nhiên, chúng đã có trước Dalton 2,500 năm bởi một nhà hiền triết Ấn Độ tên là ‘Acharya Kanad’.
Theo sử sách, trên đường hành hương tới đền thờ Prayag, Kanad nhìn thấy hàng ngàn người hành hương vứt bỏ hoa và hạt ngũ cốc trên đường, những thứ mà họ nhận được từ đền thờ.
Kanad rất thích các hạt ngũ cốc nhỏ và bắt đầu nhặt lên từng hạt. Thấy vậy, đám đông vây quanh người đàn ông lạ đang nhặt hạt ngũ cốc. Họ hỏi Kanad tại sao ông lại nhặt chúng, thứ mà ngay cả ăn xin cũng không lấy.
Ông nói rằng những hạt ngũ cốc bản thân nó dường như không có giá trị, nhưng hàng trăm hạt có thể tạo nên một bữa ăn, nhiều hơn có thể chu cấp cho cả gia đình, và nhiều gia đình lại gầy dựng nên toàn bộ nhân loại, vì vậy dù chỉ là một hạt gạo thôi nhưng nó cũng quan trọng như vạn vật trên thế gian này vậy.
Kanad vốn theo đuổi niềm đam mê với thế giới vô hình và khái niệm hóa ý tưởng về các hạt nhỏ nhất. Sau đó ông bắt đầu viết ý tưởng và truyền thụ cho những người khác. Vì vậy, mọi người bắt đầu gọi ông là “Acharya” (thầy giáo), từ đó mà có tên Acharya Kanad (thầy của những hạt nhỏ).
Quan niệm của Kanad về Anu (Nguyên tử)
Kanad bước đi với ngũ cốc trên tay và nghiền chúng thành từng hạt nhỏ, đến khi ông nhận thấy không thể nghiền chúng nhỏ hơn nữa vì chúng đã quá nhỏ. Lúc ấy ông nảy sinh ý tưởng về một hạt “không thể chia nhỏ hơn nữa” và gọi nó là ‘Parmanu’ hay ‘anu’ (nguyên tử).
Kanad cho rằng những vật chất vô hình này không thể cảm nhận được bằng bất cứ cơ quan nào của con người hay nhìn được bằng mắt thường, và khi kết hợp hai hạt Parmanu với nhau sẽ được một hạt ‘dwinuka’. Hạt này có tính chất tương tự hai hạt Parnamu mẹ.
Kanad cho rằng có thể kết hợp các Parnmanu để tạo thành các dạng vật chất khác nhau. Ông cũng đưa ra ý tưởng kết hợp các hạt nguyên tử bằng nhiều phương thức khác để thay đổi tính chất hóa học hiện diện trong các chất khác nhau, chẳng hạn như nhiệt. Ông đã nhuộm đen nồi đất và làm chín trái cây bằng hiện tượng này. Kanad viết một cuốn sách dựa trên nghiên cứu của mình tên là “Vaisheshik Darshan” và trở nên nổi tiếng, ông được xem như “cha đẻ của thuyết nguyên tử”.
Ở phương Tây, thuyết nguyên tử xuất hiện vào thế kỷ thứ 5 TCN vào thời Hy Lạp cổ đại bởi Leucippus và Democritus. Mặc dù Ấn Độ chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp hoặc ngược lại, thì cả hai đều phát triển các lý thuyết lượng tử một cách độc lập với nhau.
Kanad nói rằng “Mỗi vật chất đều được tạo ra từ nguyên tử, khi kết hợp với nhau thì chúng tạo thành phân tử”. Lý thuyết nguyên tử của ông là khá trừu tượng và rắc rối về mặt triết học vì chúng dựa trên logic chứ không phải từ kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo ông AL Basham, cựu chiến binh Úc và là nhà nghiên cứu Ấn độ học cho rằng “họ có thể lý giải về các cấu trúc vật lý của thế giới bằng những ý tưởng rất sáng tạo, và đa số chúng phù hợp với những khám phá của vật lý hiện đại”.
Theo Beforeitsnews