ĐCSTQ luôn theo dõi chặt chẽ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

29/07/20, 17:27 Trung Quốc

21 năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công và cuộc bức hại vẫn còn đang tiếp diễn. Epoch Times đã thu thập được hàng loạt tài liệu nội bộ của Bắc Kinh, tiết lộ cách chính quyền Trung Quốc kiểm soát các học viên Pháp Luân Công trong những năm qua, cũng như trong đợt dịch bùng phát gần đây.

Một người đàn ông đang kiểm tra camera an ninh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, ngày 31/10/2013. (Ảnh qua AFP)

Với cách thiền định cùng các bài tập chuyển động chậm rãi và các giáo lý đạo đức, Pháp Luân Công đã nhanh chóng trở nên phổ biến, đến khoảng 100 triệu tín đồ vào năm 1999, theo ước tính chính thức vào thời điểm đó. Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ khi đó, coi sự phổ biến của môn tập là mối đe dọa đối với sự cai trị của chính quyền vô thần, và vào tháng 7/1999, đã phát động một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc để bắt giữ và tống các học viên vào tù, trại lao động và các trại tâm thần nhằm ép buộc họ từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Hàng triệu học viên đã bị giam giữ, với hàng trăm ngàn người bị tra tấn, theo ước tính của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn, theo Minghui.org, một trang web ghi lại cuộc đàn áp ở Trung Quốc, có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Một mục tiêu quan trọng cần có

Một tài liệu nội bộ năm 2015 đã liệt kê các học viên Pháp Luân Công – mục tiêu chính của chính quyền địa phương trong tiểu khu Rulin ở Bắc Kinh. Trước khi Hội nghị Khoai tây Quốc tế Bắc Kinh diễn ra, 2 nhân viên trong chính quyền địa phương đã được chỉ định theo dõi một học viên Pháp Luân Công tên là Zhang, cư dân của khu chung cư Shenfan Garden. Tên và số điện thoại liên lạc của 2 nhân viên đều có trong tài liệu. Pháp Luân Công được liệt vào dạng cần được theo dõi và mức độ rủi ro được phân loại là “khác thường”.

Trong một tài liệu riêng, chính quyền đã tăng số lượng nhân viên theo dõi trên cùng một học viên Pháp Luân Công, từ 1 lên 4 nhân viên/học viên Pháp Luân Công.

Một tài liệu nội bộ ghi lại các mục tiêu chính cần được theo dõi trong Đại hội khoai tây thế giới 2015 ở Bắc Kinh. (Ảnh qua Epoch Times)

Một tài liệu khác liệt kê các mục tiêu chính của khu chung cư Shenfan Garden. Các học viên Pháp Luân Công được liệt vào mục bên cạnh các đối tượng khác nhau như: bệnh nhân tâm thần, người thụ án tù, người bị giám sát tư pháp hình sự, tù nhân được phóng thích, dân oan (những người khiếu nại chính phủ) và người di cư. Theo tài liệu, 20 nhân viên thay ca để giám sát khu dân cư, với 6 người được phân công giám sát các mục tiêu chính.

Giám sát chặt chẽ vào những ngày quan trọng

Epoch Times cũng nhận được một thông báo nội bộ do Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) của Bắc Kinh ban hành vào ngày 30/8/2019. PLAC là một cơ quan của Đảng giám sát các bộ máy an ninh, như nhà tù địa phương, tòa án và cảnh sát. Các văn phòng PLAC địa phương thường được giao nhiệm vụ thực hiện cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Tài liệu này đến từ quận Môn Đầu Câu (Mentougou) có hiệu lực 24/24 trên khắp các đường phố vào các ngày 30/9, 1/10 và 2/10, khi Đảng tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Trung Quốc.

Thông báo liệt kê các học viên Pháp Luân Công là nhóm phải được theo dõi và kiểm soát sát sao trong thời gian đó.

Một tài liệu khác ghi lại một học viên Pháp Luân Công tên là Che đang bị 6 nhân viên theo dõi ở  khu vực Rulin, trong hai phiên họp Lưỡng Hội năm 2017. Lưỡng Hội là cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp bù nhìn của ĐCSTQ và cơ quan tư vấn của nhằm để ban hành các chính sách và chương trình nghị sự.

Một tài liệu chi tiết các loại người sẽ được theo dõi trong khu chung cư Shenfan Garden ở Bắc Kinh. Tổng cộng có 20 tình nguyện viên sẵn sàng theo dõi những người mục tiêu này. (Ảnh qua Epoch Times)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 18 đến 24/10/2017. Hội nghị diễn ra cứ 5 năm một lần, để xác định sự kế vị tiếp theo của các nhà lãnh đạo Đảng.

Một tài liệu liên quan đến “kế hoạch hoạt động an ninh” trong cuộc họp được chính quyền địa phương Rulin ban hành vào ngày 22/9/2017. Kế hoạch này đã được Bộ Công an (cảnh sát) triển khai từ tháng 8 đến tháng 10 năm đó. Nó yêu cầu các cộng đồng ở Rulin phải hợp tác hoàn toàn bằng cách thực hiện các chiến thuật kiểm soát chặt chẽ như “gõ cửa phòng” và “nhiều người cùng theo dõi một mục tiêu”. Các cuộc họp và thảo luận hàng ngày là bắt buộc.

Kể từ tháng 2/2017, cảnh sát Trung Quốc đã thực hiện chỉ thị “gõ cửa” để quấy nhiễu các học viên Pháp Luân Công, theo Minghui.org. Điều này xảy ra ở 28 tỉnh và khu vực. Cảnh sát địa phương sẽ thu thập thông tin cá nhân bằng cách chụp ảnh, theo dõi các học viên bằng cách cưỡng chế quay video. Các học viên Pháp Luân Công thậm chí còn bị bắt cóc hoặc bị lục soát nhà cửa.

Lấy cớ đại dịch để giám sát 

Gần đây nhất, vào ngày 18/6, một bộ tài liệu từ Văn phòng Xây dựng An toàn của quận Xương Bình (Changping), Bắc Kinh tiết lộ rằng các nhà chức trách đang nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, trong thời gian xảy ra đại dịch.

Trong nửa đầu năm 2020, văn phòng này đã đưa ra các thông báo để ngăn chặn Pháp Luân Công thực hiện các cuộc điều tra hoặc khảo sát về đại dịch ở địa phương; ngăn chặn “sự xâm nhập” từ các học viên Pháp Luân Công, ngăn chặn các học viên “khai thác đại dịch để tuyên truyền ngược,” theo các tài liệu.

Báo cáo cũng giải thích rằng, trong sự kiện Lưỡng Hội được tổ chức vào cuối tháng 5 năm nay, mỗi học viên Pháp Luân Công đều bị 6 nhân viên theo dõi 24/24. Họ bao gồm 2 cán bộ trong khu phố và các thành viên gia đình của học viên, để đảm bảo học viên được theo dõi chặt chẽ cả khi ở trong nhà và lúc ra ngoài.

Theo báo cáo, tiểu khu Chang Nam của Changping đã tổ chức hai đội để theo dõi các học viên Pháp Luân Công địa phương. Bao gồm 21 cán bộ chuyên viên và 30 nhân viên tuần tra toàn thời gian khác.

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x