Bắc Kinh tuyết rơi tháng 6, truyền thông TQ “bác bỏ tin đồn” vì sợ động chạm chủ đề “nhạy cảm”

29/07/20, 11:42 Chuyện lạ

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội rầm rộ lan truyền chuyện Bắc Kinh có “tuyết rơi tháng 6”. Vào ngày 28/7 (mùng 8/6 Âm lịch), truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Bắc Kinh cũng đã xác nhận rằng tại quận Đông Thành đã thực sự có “viên tuyết” trong vài phút, đồng thời cũng phát đi một số video có liên quan.

Hình ảnh tuyết rơi đầy bên ngoài cửa sổ giống như một mùa đông lạnh lẽo giữa tháng 6 mà một người đàn ông ở Đông Thành, Bắc Kinh quay được.
Hình ảnh tuyết rơi đầy bên ngoài cửa sổ giống như một mùa đông lạnh lẽo giữa tháng 6 mà một người đàn ông ở Đông Thành, Bắc Kinh quay được. (Ảnh chụp màn hình)

Cơ quan truyền thông của đảng đã trích dẫn lời các chuyên gia và gọi đó là “viên tuyết” hay còn gọi là “mưa đá nhỏ”. Tuy nhiên trong các video mà dân chúng công bố, người dân khẳng định rằng đó là “tuyết” chứ không liên quan gì đến “viên tuyết” hay “mưa đá nhỏ” gì cả.

Vào ngày 28/7, kênh truyền thông của đảng “toutiao.com” đã phát một đoạn video do ông Lý quay lại tại Tòa nhà 11, đường Xuân Tú, quận Đông Thành, thành phố Bắc Kinh vào chiều hôm đó. 

Đoạn video cho thấy tuyết rơi đầy bên ngoài cửa sổ giống như một mùa đông lạnh lẽo và những bông tuyết rơi xuống dường như rất lớn. Sau khi quay, ông Lý lập tức đăng video lên mạng xã hội, thu hút rất nhiều lượt xem từ bạn bè.

Ông Lý nói trong video: “Lúc đầu tôi nghĩ trời mưa, nhưng khi tôi nhìn kỹ hơn, hóa ra là tuyết! Tôi không thể tin vào mắt mình. Tôi đưa tay ra khỏi cửa sổ và hứng lấy nó. Khi tuyết chạm vào tay tôi, nó lập tức tan ra. Chẳng phải là tuyết thì là gì?”.

Sau đó, truyền thông của đảng đã trích dẫn lời của một “chuyên gia” của ĐCSTQ nói rằng mặc dù vào buổi chiều hôm đó có mưa, nhưng thời tiết rất nóng, “xác suất có tuyết gần như bằng không“, nhưng “xác suất có mưa đá là rất cao”

Một “chuyên gia” khác của chính phủ thì “phân tích” và nói rằng hiện tượng này rất có thể do thời tiết đối lưu mạnh vào mùa hè nên xuất hiện “viên tuyết”, còn được gọi là “mưa đá mềm”, “mọi người cũng thường gọi đó là mưa đá nhỏ”, “căn nguyên về cơ bản có thể không phải là tuyết”…

Tuy nhiên, căn cứ theo khí tượng học thông thường, mặc dù “viên tuyết” còn được gọi là “mưa đá mềm”, nhưng chưa bao giờ nó được gọi là “mưa đá nhỏ” như đã nói đến ở trên, hơn nữa “viên tuyết” và mưa đá có hình dạng và kết cấu khác biệt rất lớn. 

Kết cấu băng của mưa đá rất cứng và thể hiện cấu trúc phân lớp. Nó thường xuất hiện trong cơn giông mùa hè. Còn “viên tuyết” được hình thành bởi những giọt nước lạnh gặp phải tinh thể tuyết, các hạt “viên tuyết” thường nhỏ, giòn và dễ vỡ khi chạm vào. “Viên tuyết” thường xuất hiện trước khi có tuyết rơi vào mùa đông, hoặc rơi thay tuyết trong thời tiết mưa tuyết.

Nói cách khác, “viên tuyết” có liên quan trực tiếp đến tuyết, nhưng không liên quan gì đến mưa đá vào mùa hè.

Vào thời Trung Quốc cổ đại, người ta thường có câu rằng “tuyết rơi tháng 6, nhất định có kỳ oan”. Trong những năm gần đây, tuyết rơi giữa mùa hè thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc, điều này cũng làm dấy lên sự chỉ trích của cư dân mạng đối với chế độ chuyên chế tàn bạo của ĐCSTQ, do đó nó đã trở thành một chủ đề “nhạy cảm” của ĐCSTQ. 

Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các phương tiện truyền thông của đảng xuất hiện để “bác bỏ tin đồn”.

Trên thực tế, vào sáng sớm ngày 26/7, trên mạng xã hội đã lan truyền nhiều video cùng hình ảnh “tháng sáu tuyết rơi” tại Bắc Kinh, tuy nhiên phía chính phủ ĐCSTQ đã không xác nhận chuyện này.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x