Ăn cắp sách có phải là ăn cắp?

17/04/14, 07:13 Việt Nam

Đến giờ, khi sự bức xúc, phẫn nộ của mạng xã hội về vụ việc cô bé ăn cắp sách bị nhân viên siêu thị nhục mạ đã lắng xuống, có lẽ nhiều người sẽ tỉnh táo hơn để suy nghĩ về câu hỏi “Ăn cắp sách có phải là ăn cắp?”.



Chuyện cô bé trộm sách bị trói ở siêu thị làm cộng đồng bức xúc. Một thanh niên (ảnh) đã tự mang tấm biển này để thể hiện thái độ phản đối cách ứng xử của nhà sách ở Gia Lai.

 

Mấy ngày vừa qua, cư dân mạng đã trải qua một chuỗi cảm xúc rất khó tả, giận dữ, cuồng nộ, bức xúc và cả… mâu thuẫn quan điểm xung quanh sự việc một cô bé học sinh lớp 7 ở Gia Lai bị một nhóm nhân viên siêu thị dùng nhục hình khi lấy cắp 2 quyển sách trị giá 20.000 đồng giấu vào túi áo.

Trước tiên phải khẳng định chuyện bắt trói, in một tấm biển “Tôi là người ăn trộm” để dán vào trước ngực cô bé, chụp ảnh rồi post lên facebook của nhóm nhân viên siêu thị đó là một hành vi man rợ, thể hiện sự thiếu hiểu biết pháp luật và đáng báo động về tình người.

Phản ứng của cư dân mạng khá trái ngược về chuyện này. Trong khi phần lớn mọi người lên án kịch liệt hành vi đó thì vẫn có khá đông người ủng hộ hành động của nhóm nhân viên siêu thị.

Theo dõi trên một trang báo điện tử, tôi thấy có cả bình luận của bạn đọc như sau: “Cứ làm vài vụ răn đe kiểu này, đưa lên mạng xã hội, sau này những đứa khác có muốn ăn cắp ăn trộm thì cũng sẽ suy nghĩ lại, sợ bị nhục mà từ bỏ ý định đó”.

 

 



>> CÙNG TÁC GIẢ: Nỗi buồn nhà sách

Một nhà thơ thì nhìn sự việc dưới góc độ rất nhân hậu, ông cho biết: “Tôi nghĩ đến sự tổn thương tinh thần của cháu sẽ không gì bù đắp được. Còn nếu cháu và gia đình cháu không băn khoăn gì, tôi sẽ mua và gửi về nhà cháu cho cháu 100 cuốn vào loại hay cho cháu đọc”.

 

Tuy nhiên một nhà văn khác thì có góc nhìn đanh thép, quyết liệt hơn: “Trước hết ăn cắp là một hành vi cần lên án và ngăn chặn. Tùy từng sự việc cụ thể, gây thiệt hại ra sao , mà người ta có những chế tài khác nhau trước một hành vi chiếm đoạt tài sản không thuộc về mình. Hành vi ăn cắp sách không có tội ư? Đấy là lời ngụy biện.

Sách là hàng hóa và khi nó được lưu thông, nó là 1 giá trị cần được luật pháp bảo vệ. Ăn cắp một giá trị, không thể khuyến khích, dù khi nhỏ 1 cây kim sợi chỉ (như trong điều lệ quân đội giáo dục) hay khi lớn mang tính những tài sản của quốc gia”.

Một nhà báo giật một status thế này (có lẽ anh đùa): “Nếu tôi là người viết sách, ai ăn cắp sách của tôi thì tôi còn thưởng thêm tiền”. Tuy nhiên, một nữ giảng viên đại học khác lại lên tiếng than thở: “Mong là anh chỉ nói đùa vì giáo viên Việt Nam hàng ngày nhìn thấy cảnh học sinh, sinh viên trắng trợn photo sách của mình chứ không chịu mua sách gốc, dù chỉ vài chục ngàn… Việc nào ra việc ấy, đối xử tử tế với trẻ em, tạo điều kiện cho các em được đọc sách là tốt nhưng ăn cắp thì dứt khoát phải lên án”.

Chỉ xoay quanh một câu chuyện về cô bé ăn cắp sách trong siêu thị mà đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau. Người bảo ăn cắp sách là không có tội, người lại khẳng định: việc nào ra việc nấy, ăn cắp sách dứt khoát phải lên án”.

Việc một nam thanh niên tự nguyện đeo tấm bảng cho biết anh từng là người ăn trộm sách nhưng không ai bắt trói hay nhục mạ mà chỉ khuyên răn như với một đứa con, hãy bao dung với lỗi lầm của trẻ thơ là một hình ảnh đẹp. Nó phản chiếu cái khát vọng được đối xử một cách nhân văn trong cộng đồng.

Trong nỗi xúc động, khá nhiều người đã kêu gọi hãy mua sách, gửi tặng sách cho cô bé ăn cắp sách đó, để sửa chữa những sai lầm của người lớn khi đã tra tấn tinh thần em. Tuy nhiên nhiều người khác lại bảo, việc đó chẳng hay bởi như vậy đã biến thủ phạm của vụ trộm thành nạn nhân, được xã hội “đền đáp” vì một hành vi sai trái.

Cá nhân tôi cảm thấy muốn xử lý câu chuyện này một cách vừa có tình, có lý thì phải giải quyết được vấn đề mấu chốt ở câu hỏi: “Ăn cắp sách có phải là ăn cắp không?”. Hẳn nhiên hành động ăn cắp là sai, cho dù ăn cắp một quyển sách dù giá trị chỉ là 1000 đồng cũng là ăn cắp. Và đã là ăn cắp thì phải lên án, phải tẩy chay kịch liệt.

Chúng ta chỉ nên bức xúc với cách mà nhóm nhân viên siêu thị đã chọn để đối xử với thủ phạm của vụ trộm, chứ không thể vì thế mà xuê xoa cho hành vi lệch chuẩn của cô bé.

Vậy theo bạn, việc gửi tặng sách cho cô bé đã lấy sách trong siêu thị có phải là một hành động nên làm hay không?

Là những người làm cha làm mẹ, nếu chúng ta cổ vũ cho hành động này, liệu có gây nên một cái nhìn lệch lạc trong chính con cái chúng ta về chuyện lấy cắp đồ trong siêu thị?

Theo Danviet 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x