Cơ Quan NSA Mới

04/04/14, 23:22 Tin Tổng Hợp

Rep. C.A. Dutch Ruppersberger, D-Md., ranking member of the House Intelligence Committee, left, accompanied by committee Chairman Rep. Mike Rogers, R-Mich., speak to reporters about proposed changes to the National Security Agency’s program of sweeping up and storing vast amounts of data on Americans' phone calls, Tuesday, March 25, 2014, during a news conference on Capitol in Washington. (AP Photo/J. Scott Applewhite)

Tuần này, chính phủ Obama đã tiết lộ kế hoạch của mình nhằm chấm dứt hoạt động thu thập quy mô lớn hàng triệu cuộc nói chuyện điện thoại của người dân Mỹ của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA). Đây là một bước đi đầu tiên hướng đến việc chấm dứt chương trình gây nhiều tranh cãi nhất của NSA bị cựu nhân viên hợp đồng Eward Snowden tiết lộ. Trong khi các chi tiết quan trọng cần được giàn xếp, và kế hoạch vẫn cần được thuyết phục bằng một dự luận được đệ trình ở Hạ Viện, thì hiện tại có vẻ gần như chắc chắn là NSA sẽ phải đi đến các công ty điện thoại và yêu cầu được tiếp cận với dữ liệu của người dân Mỹ, thay vì tiếp tục việc ghi âm.

Việc giải quyết vấn đề gai góc đó có lẽ sẽ là tin mừng đối với Đô đốc Michael Roger, người vào tháng giêng đã được tổng thống Barack Obama chỉ định làm giám đốc tiếp theo của NSA và chỉ huy tiếp theo của Bộ Chỉ Huy Mạng Máy Tính, hai trong số những vị trí nổi bật và quyền lực nhất trong tất cả Cơ Quan Tình Báo Mỹ. Đó không phải là một sự lựa chọn gây ngạc nhiên.

Quả thực, Rogers đã được chuẩn bị để trở thành người đứng đầu kế tiếp của NSA, cơ quan tình báo lớn nhất của quốc gia và bộ máy thu thập chủ chốt các thông tin tình báo – các cuộc gọi điện thoại, thư điện tử và các hình thức liên lạc điện tử khác. Vị đô đốc người gốc Chicago này đã từng là người đứng đầu binh chủng thông tin tình báo của Hải Quân, và trong sự nghiệp quân sự 30 năm của mình ông đã làm việc trong lĩnh vực đó cũng như là lĩnh vực mật mã, một trong các trụ cột của sứ mệnh của NSA.

Nhưng Rogers còn phụ trách Bộ Chỉ Huy Hạm Đội Mạng Máy Tính, một quân đoàn chiến tranh và phòng thủ mạng máy tính của Hải Quân. Như vậy, ông vừa là trưởng cơ quan gián điệp điện tử của Hải Quân và là chiến binh mạng hàng đầu của nó. Điều này làm làm ông ta trở nên hiếm thích hợp trong số những quan chức quân sự lâu năm có thể thay thế Tướng Keith Alexander, người hiện đang giữ chức giám đốc NSA và trưởng Bộ Chỉ Huy Mạng Máy Tính. Cả hai tổ chức này làm việc song song để xâm nhập các hệ thống máy tính nước ngoài, đánh cắp dữ liệu, và tạo nền tảng cho các cuộc tấn công mạng, điều mà chỉ có tổng thống, hoặc bộ trưởng bộ quốc phòng ở trong các trường hợp cá biệt là có thể ra lệnh. Hai cơ quan này còn làm việc để bảo vệ hệ thống máy tính của Mỹ khỏi các cuộc xâm nhập bởi các chính phủ và tin tặc nước ngoài.

Nhiều chuyên gia, bao gồm cả ban xét duyệt NSA của tổng thống Obama được thành lập để điều tra các chương trình bị Snowden tiết lộ, đã đề nghị rằng NSA và Bộ Chỉ Huy Mạng Máy Tính được điều hành bởi những người khác nhau, với lập luận rằng vị trí “kép” này cấp quá nhiều quyền lực và quyền hạn cho một người. Alexander trở thành người đứng đầu Bộ Chỉ Huy Mạng Máy Tính vào năm 2010, sau khi ông đã điều hành NSA được 5 năm. Những người ủng hộ việc giữ hai vị trí với nhau nói rằng Bộ Chỉ Huy Mạng cần nhân lực của NSA – hơn 30,000 nhân viên khắp thế giới – và chuyên môn kỹ thuật của nó trong việc bảo vệ hệ thống máy tính và phát động các cuộc tấn công máy tính. Để cả hai tổ chức có thể làm việc trôi chảy thì họ cần một người lãnh đạo duy nhất. Lập luận đó giành chiến thắng, và Obama đã khước từ những lời kêu gọi để cho NSA và Bộ Chỉ Huy Mạng Máy Tính được điều hành bởi những người riêng biệt. Nếu Bộ Chỉ Huy Mạng Máy Tính trưởng thành trong vài năm tới và xây dựng đủ nhân viên và chuyên môn để tự đứng vững thì Rogers có thể là người cuối cùng đảm nhận hai cương vị. Nhưng hiện tại thì ông ta giữ hai chức vụ và được cho là quan chức tình báo quan trọng và có sức ảnh hưởng nhất của chính phủ Mỹ một khi ông ta được phê chuẩn.

Sự phê chuẩn của Rogers hầu như là được đảm bảo. Nhưng trước khi phiên điều trần được tổ chức vào đầu tháng này, thì câu hỏi lớn chưa được trả lời là ông sẽ lèo lái vũng nước chính trị nan giải mà NSA hiện ở trong như thế nào. Cơ quan này chưa bao giờ phải đối mặt với sự dò xét mạnh mẽ của công chúng hay sự chỉ trích các hoạt động bí mật thường lệ của mình như vậy. Rogers sẽ chịu trách nhiệm phục hồi sự tín nhiệm của NSA và kiềm chế dòng thông tin bị rò rỉ không có dấu hiệu giảm bớt. Ông sẽ cần một số sự giúp đỡ trong vấn đề đó từ phó giám đốc mới của mình, Rick Ledgett, một nhân viên NSA kỳ cựu, người mới đây nhất đã dẫn dắt lực lượng đặc nhiệm của cơ quan điều tra vụ rò rỉ thông tin của Snowden và đánh giá thiệt hại mà chúng có thể gây ra.

“Chính phủ Mỹ … vẫn chưa biết những tài liệu gì đã được cung cấp cho các nhà báo, những gì mà họ có, những gì mà họ không có”, Rogers nói với các thượng nghị sĩ, lấy một giọng cẩn trọng, nhưng có phần không hứa hẹn. Những tiết lộ của Snowden đã đem lại cho những kẻ thù của Mỹ “sự hiểu biết lớn hơn về những gì chúng ta [Quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ] làm và cách chúng ta đã làm”, Rogers cho biết. Nhưng ông ta không nói bằng cách nào và những hoạt động cụ thể nào đã bị tổn hại. Và khi được hỏi liệu ông có xem Snowden là một “kẻ phản bội” hay không, Rogers lảng tránh. “Tôi không biết liệu tôi sẽ dùng từ “kẻ phản bội” không, nhưng tôi không coi anh ta là một người hùng.

Rogers đã làm tốt giống như những người khác trong phiên điều trần, và ít nhất cũng trả lời phần nào câu hỏi liệu ông ta có muốn những thay đổi chính trị trong việc điều hành NSA được khẳng định không. Nhưng vẫn có những thách thức hoạt vận hành xảy đến. Cứ cho là Rogers được phê chuẩn sớm, ông ta sẽ phải xoay xở một kế hoạch cải tổ lại chương trình ghi âm điện thoại. Ông ta cũng phải làm việc vất vả để hàn gắn mối quan hệ của NSA với các công ty công nghệ Mỹ và các chính phủ nước ngoài, những bên phản đối việc NSA do thám các nhà lãnh đạo nước ngoài. Có một cái giá giành cho những vụ tiết lộ, cả về mặt tổn thất kinh tế và tổn hại danh tiếng đối với các công ty, và những vụ căng thẳng ngoại giao với các đồng minh. Rogers không thể tự sửa chữa những vấn đề này, nhưng nếu ông ta có thể biện hộ cho NSA và cùng lúc chứng tỏ rằng ông đang lắng nghe những lời chỉ trích, thì ông sẽ bắt đầu sửa chữa tổn thất.

Những người biết ông đã dự đoán rằng Rogers sẽ vượt qua một cách bình an vô sự. “Anh ta là một con người vững vàng. Bạn sẽ không bao giờ thấy một cái lông bị xù”, theo Đô đốc về hưu Gary Roughead, người từng lãnh đạo các chiến dịch hải quân khi Rogers còn là giám đốc tình báo của Hải Quân, một vị trí bàn đạp đến NSA, cho biết. “Khi anh ta tiếp cận mọi việc, anh ta sẽ làm [công việc] theo một cách thận trọng, có nguyên tắc”.

Shane Harris là một hội viên Future Tense của tổ chức New America, và là một nhà văn kỳ cựu của tạp chí Foreign Policy, nơi ông viết về các đề tài an ninh quốc gia, tình báo và an ninh mạng. Ông đang viết một cuốn sách về chiến tranh mạng máy tính. Ông là người đoạt giải thưởng Gerald R. Ford năm 2010 về Tưởng Thuật Xuất Sắc về Phòng Thủ Quốc Gia.

Bài báo này được xuất bản nguyên gốc trên tờ The Weekly Wonk, một tạp chí điện tử của New America. Đọc bản gốc.

 Dịch Việt ngữ bởi: Kiên Tâm

Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x