Orion – Chòm Sao Chết Chóc Đem Sự ‘Hủy Diệt’ đến Các Hành Tinh Đang Lớn (+video)
Bản khắc họa này cho thấy hai đĩa tiền hành tinh, hay tiền sao, xung quanh một ngôi sao lớn loại O. Đĩa tiền hành tinh gần hơn đang có bụi hình thành hành tinh và khí bị thổi bởi bức xạ từ ngôi sao. Đĩa tiền hành tinh xa hơn có thể giữ lại khả năng tạo thành hành tinh của nó. (NRAO/AUI/NSF)
Các ngôi sao được gọi là tử thần ở Tinh vân Orion tàn phá các hành tinh đang phát triển. Các ngôi sao loại O có độ sáng cao này “thực sự là những quái vật nếu so với Mặt trời của chúng ta, chúng phát ra một lượng lớn bức xạ tia cực tím có thể gây nên sự tàn phá đối với quá trình phát triển của các hệ thống hành tinh trẻ,” Rita Mann nói trong một tuyên bố.
Mann, một nhà thiên văn học cùng với Hội Nghiên cứu Quốc gia Canada, là tác giả chính của một bài viết công bố trên tạp chí Astrophysical. Một nhóm các nhà thiên văn học từ Canada và Hoa Kỳ đã nghiên cứu về các ngôi sao chết chóc.
“Chúng tôi đã quan sát hàng chục ngôi sao đang còn trong trứng nước có khả năng trở thành hành tinh, và lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy hiển hiện rõ ràng trước mắt sự biến mất một cách giản đơn của các đĩa tiền hành tinh dưới tác động của ánh sáng cường độ cao từ một ngôi sao khổng lồ bên cạnh” bà giải thích. Rất nhiều ngôi sao giống như Mặt trời được sinh ra trong môi trường đông đúc tương tự như Tinh vân Orion. Trong khoảng vài triệu năm, các hạt bụi và hồ chứa khí kết hợp với nhau trở thành các thể lớn hơn, dày đặc hơn – cuối cùng hình thành nên các hành tinh và các ngôi sao. Một số ngôi sao như là siêu tân tinh sẽ nổ tung, bắt đầu lại quá trình với bụi và các nguyên tố nặng. Sự nổ tung này dường như tốt nhưng có thể gây chết chóc cho các hành tinh khác nếu khoảng cách nổ quá gần.
“Các ngôi sao khổng lồ rất nóng và sáng hơn Mặt trời của chúng ta hàng trăm lần,” theo James Di Francesco và Hội Nghiên Cứu Quốc gia Canada cho biết trong một tuyên bố. “Các photon năng lượng có thể nhanh chóng làm cạn kiệt một đĩa tiền hành tinh lân cận bằng cách đốt nóng khí của nó, phá vỡ nó, và quét nó đi.”
Theo Proplyds in Orion từ NRAO Outreach tại Vimeo.
Những quan sát mới này nhắm vào các đĩa tiền hành tinh mới, hoặc các đĩa khí dày đặc xung quanh ngôi sao trẻ, cũng như quan sát bên trong bề mặt để xem kết quả là có bao nhiêu khối trong các đĩa tiền hành tinh.
Kết hợp với các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học “nhận thấy rằng bất cứ tiền hành tinh nào trong phạm vi cực nhiều tia UV từ một ngôi sao khổng lồ thì sẽ có rất nhiều đĩa vật chất bị hủy diệt trong một thời gian rất ngắn,” theo Đài quan sát Thiên văn Vô tuyến Quốc gia. “Các đĩa tiền hành tinh ở các khu vực lân cận chỉ giữ được một phần nhỏ (một nửa hoặc ít hơn) khối lượng cần thiết để tạo nên một hành tinh bằng cỡ sao Mộc. Vượt khỏi bán kính 0.1 năm ánh sáng, cách xa khỏi khu vực ảnh hưởng bởi tia UV, các nhà nghiên cứu quan sát thấy một lượng lớn các khối đĩa ở bất cứ đâu cũng chứa từ 1 đến 80 lần khối lượng của sao Mộc. Điều này cũng tương tự với số bụi được tìm thấy ở các khu vực hình thành sao khối lượng nhỏ.”
“Tóm lại, các điều tra của chúng tôi với ALMA (*) cho rằng các khu vực chứa nhiều tia UV không chỉ khó chịu, mà còn hết sức nguy hiểm cho sự hình thành của các hành tinh. Tuy nhiên, với khoảng cách đủ xa thì có thể tìm được môi trường thuần tính hơn nhiều,” Mann phát biểu. “Công trình này thực sự chỉ là một chút phát hiện nhỏ nhoi so với những thông tin khác đến từ ALMA; chúng tôi hi vọng cuối cùng sẽ hiểu được các hệ mặt trời giống với hệ mặt trời của chúng ta ra sao.”
Xem thêm tại: http://phys.org/news/2014-03-death-stars-orion-blast-planets.html#jCp
Chú thích của người dịch:
(*): ALMA là viết tắt của Atacama Large Millimeter Array, tên một loại kính thiên văn vô tuyến đặt ở Đài quan sát Llano de Chajnantor ở cao nguyên Llano de Chajnantor trong sa mạc Atacama, cách San Pedro de Atacama 50 km về phía đông.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.