Khi Tự Do Báo Chí Bị Bịt Miệng, Người Dân Hồng Kông Phải Cảnh Giác
Hồng Kông – Có một sự tranh luận không ngớt về tự do báo chí trong giới truyền thông Hồng Kông. Gần đây, Đài phát thanh Thương mại (Commercial Radio) vừa trải qua một đợt cải tổ nhân sự bất thường với Giám Đốc Điều Hành Stephen Chan bị đổi tên thành “Giám Đốc Tổ Tư Duy”, và Lý Tuệ Linh (Li Wei-ling), người dẫn chương trình của một talkshow chính trị bị bất ngờ sa thải.
Một người phát ngôn của Đài phát thanh Thương mại không đưa ra bình luận về việc chấm dứt hợp đồng với cô Lý ngoại trừ “Không có lời nói gay gắt nào trong một cuộc chia ly giữa những người quân tử”.
Không lâu trước đó, khi Minh Báo thay thế trưởng biên tập của mình, một số người nói rằng đã là môt tổ chức thương mại thì số phận của những nhân viên của nó là sự lựa chọn cá nhân của ông chủ. Nói cách khác thì họ không có nghĩa vụ phải giải thích cho công chúng.
Một số người cũng tin rằng họ có thể áp dụng thứ lý luận vỏ ngoài này với quyết định của Đài phát thanh Thương mại. Chúng ta hãy bình tĩnh phân tích tính đúng sai trong vụ việc này.
Theo một số lý thuyết thương mại thì các sản phẩm được người tiêu dùng thưởng thức có thể được chia thành hai loại: hàng hóa tư và hàng hóa công. Sự khác biệt chính là cái đầu tiên chỉ dành cho tiêu dùng cá nhân còn cái sau thì có thể được chia sẻ bởi nhiều người.
Ví dụ, một quả táo là hàng hóa tư. Nếu tôi ăn nó thì những người khác không thưởng thức được vị ngon của nó. Trong khi đó, sóng phát thanh có thể được phân loại là hàng hóa công bởi vì nhiều người có thể nghe một chương trình cùng một lúc.
Vì thế những người thông thái nhìn nhận rằng truyền thông là một thể chế quần chúng, và nó phải có trách nhiệm đối với toàn xã hội.
Giới truyền thông Hồng Kông đã bị đè nén trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều người Hồng Kông cảm nhận sâu sắc rằng sự tự do báo chí và ngôn luận của chúng ta bị đe dọa nghiêm trọng.
Một số nhà dân chủ tại Hội Đồng Lập Pháp biểu lộ sự sửng sốt và tức giận về sự cố của Đài phát thanh Thương mại, chỉ ra rằng chương trình phát thanh của của Đài phát thanh Thương Mại là một nguồn tài nguyên công chúng. Họ nói rằng công ty nên có trách nhiệm với công chúng và nó cần phải đưa ra một lời giải thích công khai về việc sa thải Lý Tuệ Linh.
Trên thực tế, không cần thảo luận sâu thêm thì chúng ta hầu như có thể chắc chắn rằng sự cố này là một hành động nữa của chính phủ để bịt miệng phe đối lập. Lý Tuệ Linh luôn thẳng thắn, chỉ trích mạnh mẽ những hành động sai trái của chính phủ. Đã từ lâu, cô ta là cái gai trong mắt họ, do đó với các lý do thương mại và chính trị, mà họ hiển nhiên đã sử dụng cơ hội đầu tiên để loại bỏ cô ta.
Hiện nay, ngay cả nếu Đài phát thanh Thương mại đáp lại sự phản ứng của xã hội và đưa ra một số lời giải thích về việc sa thải Lý Tuệ Linh thì nó chỉ là một cái cớ và không có ý nghĩa.
Dưới các tình huống nguy hiểm như vậy, người dân Hồng Kông phải nhận ra rằng chúng ta cần phải tìm cách thoát khỏi bóng tối để không phải hối hận sau này.
Dịch Việt ngữ bởi: Kiên Tâm
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.