Quân nhân TQ và chính sách một con

02/03/14, 13:27 Trung Quốc


Chính sách một con đã tạo nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trong xã hội. Trong đó không thể không kể tới việc, nó đã làm cho 70% quân đội Trung Quốc đều là con một. Một khi chiến tranh nổ ra, người con hy sinh sẽ bỏ lại cha mẹ già cực khổ và cô đơn.

Mẹ của một quân nhân Trung Quốc cho biết, đôi vợ chồng từng bị xúc phạm và đánh đập trong thời gian doanh nghiệp của bà bị cưỡng ép phá dỡ. Thử hỏi rằng người dân có được bảo vệ hay không?

Nhiều người Trung Quốc khác cũng nói rằng họ không bao giờ cho con mình đi nghĩa vụ, bởi chế độ này không phải là của nhân dân.

Ngày 5/2, tờ South China Morning Post tại Hồng Kông đưa tin rằng hơn 70% quân nhân Trung Quốc đều là con một trong gia đình. Nếu chiến tranh xảy ra, quân nhân là con một sẽ bị đẩy ra chiến trường, và truyền thống trông cậy vào con cái lúc tuổi già sẽ bị lung lay.

Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự tại Macao nói rằng: “Dưới thể chế quân sự hà khắc của Trung Quốc, những ai đào ngũ sẽ bị xử bắn. Những binh lính là con một, những người mang trọng trách gia đình, nếu họ chết trong chiến tranh hoặc bị thương nặng thì sẽ ra sao?”

Cô Li Yu – nhân viên doanh nghiệp nhà nước tại Thiểm Tây đã chỉ ra rằng, chính phủ không hề chịu trách nhiệm cho bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào.

[Li Yu] “Tôi nghĩ họ sẽ không quan tâm đâu. Hiện có rất nhiều cựu chiến binh bị rơi vào cảnh cùng khổ. Chính phủ có lo lắng cho họ đâu! Họ chỉ có chút tiền trợ cấp của chính phủ cho sự hy sinh xương máu của họ. Chính phủ đã đối xử với những anh hùng như vậy đó.”

Chủ một nhà máy sản xuất tại Giang Tô, cô Xu Liyan đã tố cáo chính sách tàn nhẫn của chính phủ đối với các quân nhân nói chung và gia đình cô nói riêng. Xu Liyan sinh ra trong gia đình quân đội. Cha bà là nhà cách mạng kỳ cựu, còn con trai thì tham gia vào lực lượng vũ trang. Anh trai bà cũng là một người lính. Doanh nghiệp của bà có hơn 100 nhân viên, nhưng bị buộc phải phá bỏ vì dự án bất động sản của chính quyền địa phương. Cả công ty và trang thiết bị đều bị đập phá. Bà và các công nhân thì bị xúc phạm. Con trai bà cũng bị đánh đập đến xuất huyết não.

[Xu Liyan, mẹ của quân nhân tại Giang Tô] “Bảo vệ tổ quốc như thế là quá đủ rồi. Con trai tôi đã nhập ngũ 4 năm trời, nhưng lại bị thải hồi do việc phá dỡ công ty. Giờ nó còn bị trọng thương. Ai là người chịu trách nhiệm đây?”

Bà Xu Liyan bức xúc rằng, cái chế độ mà đi tàn phá cả gia đình quân nhân, thì có đáng hy sinh cho nó không?

(Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

x