Đối phó dịch viêm phổi: Đeo và cởi khẩu trang đúng cách là vô cùng quan trọng
Dịch viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hãn, mọi người ngoài việc tranh nhau mua khẩu trang thì cũng bàn luận sôi nổi về cách đeo khẩu trang như thế nào cho đúng cách. Nhưng thực ra thì cởi khẩu trang đúng cách cũng là điều rất quan trọng.
Dịch viêm phổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc do “Virus coronavirus kiểu mới 2019” (2019-nCoV) gây ra, tình hình dịch bệnh đang có xu hướng lây lan nhanh chóng. Theo đó, việc đeo khẩu trang như thế nào cho phù hợp được rất nhiều người đặc biệt quan tâm. Các bác sĩ đã có những nhắc nhở người dân, việc cởi và vứt bỏ khẩu trang nếu không được thực hiện chính xác thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Trần Trí Kim, chủ nhiệm Khoa bảo hộ bệnh viện Vĩnh Khang Kỳ Mỹ đã đăng bài trên Facebook nói rằng, có người khi đeo khẩu trang xong, liền tháo khẩu trang để trên bàn, hoặc cho vào túi và để ngày mai sử dụng tiếp, thậm chí có người cởi ra tiện tay vò vò ném vào thùng rác, những việc trên đều thể hiện là đeo khẩu trang sai cách, khiến cho nỗ lực bảo hộ bỗng chốc hóa công cốc.
Nếu khẩu trang thực sự phát huy được tác dụng, thì nó có thể giúp chúng ta ngăn được “nước bọt có chứa virus”. Đã là như vậy thì chúng ta nên xử lý khẩu trang như thế nào sau khi dùng xong?
Khi chúng ta cởi khẩu trang ra mà lại chạm tay vào phần nước bọt dính ở khẩu trang, sau đó tiếp tục dùng tay để cầm đồ ăn, dụi mắt, móc mũi, vậy thì virus sẽ nhân cơ hội này mà bám vào, thậm chí còn làm cho nước bọt có khả năng tiếp xúc với người khác, cuối cùng tạo ra tình trạng lây nhiễm virus vô cùng nguy hiểm.
Đối với nhân viên điều trị làm việc tại khu lây nhiễm cũng vậy, khẩu trang sau khi dùng xong thì đều thuộc về loại “rác thải có tính lây nhiễm”, cùng với kim tiêm sau khi dùng xong thì đều được đóng dấu là “rác thải có tính lây nhiễm” và bỏ trong thùng rác.
Cách cởi khẩu trang chính xác, chính là cầm lấy hai sợi dây khẩu trang ở hai bên kéo ra và bỏ vào thùng rác, nếu có triệu chứng về đường hô hấp, hoặc đến những nơi có nguy cơ cao như bệnh viện, thì cách tốt nhất là hãy cho khẩu trang vào túi có khóa kéo trước khi vứt nó vào thùng rác. Đồng thời sau khi vứt bỏ, nhớ phải lập tức rửa tay ngay.
Nếu như chúng ta chưa bị lây nhiễm, chỉ là mang khẩu trang khi đi ra ngoài, cũng không có đến bệnh viện, vậy phải xem nguy cơ tiếp xúc với nước bọt truyền nhiễm là cao hay thấp. Nếu như nguy cơ là cao, thì có thể gấp khẩu trang lại, sau đó bỏ vào túi có khóa kéo và đóng kín lại, sau đó bỏ vào một cái thùng rác có nắp đậy. Nhớ rằng sau khi vứt bỏ xong thì phải lập tức rửa tay ngay.
Khi về nhà, cũng nhớ là lúc cởi khẩu trang ra thì đừng có để ở trên bàn, làm như vậy là rất nguy hiểm! Nếu như ở trong nhà có trẻ nhỏ thì rất có khả năng là sẽ chạm đến khẩu trang hay mặt bàn, như vậy sẽ tạo thành nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Trần Chí Kim cũng nhấn mạnh, bất kể là phòng bị nước bọt từ người khác, hay là phòng bị nước bọt của chính mình bay ra ngoài, cũng đều phải mang khẩu trang cho đúng cách.
Trước khi mang khẩu trang cũng phải rửa tay cho thật sạch, lúc mang khẩu trang thì nhớ hướng mặt có màu sắc ra bên ngoài, khẩu trang phải bao kín cả miệng, mũi và cằm, miếng kim loại ở phía trên phải ép sát nó xuống sống mũi. Sau khi cởi khẩu trang ra một cách đúng đắn, cũng phải rửa tay ngay để loại bỏ những chất có hại có thể bám vào tay, như vậy mới có thể giảm nguy cơ lây nhiễm xuống mức thấp nhất.
Hãy nhớ kỹ, nước bọt của người khác dính ở bên ngoài của khẩu trang; nước bọt của chính mình ở phía bên trong, bất kể là phòng bị nước bọt từ người khác, hay là phòng bị nước bọt của chính mình bay ra ngoài, cũng đều phải mang khẩu trang cho đúng cách!
Minh Huy (Theo NTDTV)