Ông Nguyễn Thiện Nhân “Tôi lặng người.. xấu hổ”

09/01/14, 18:19 Tin Tổng Hợp

Trong buổi lễ tuyên dương 160 giáo viên tiêu biểu giai đoạn 2008-2013, Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã chia sẻ câu chuyện buồn về dạy thêm, học thêm. Qua đó, ông bày tỏ mong muốn các thầy cô hãy biết dấn thân hơn nữa cho sự nghiệp trồng người. 

Phải biết dấn thân hơn nữa

Tại Lễ tuyên dương 160 giáo viên tiêu biểu, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có bài phát biểu nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định vai trò quan trọng của nghề giáo: “Trong bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục, Bác Hồ đã khẳng định nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng. Vì theo Bác, trách nhiệm của ngành giáo dục là nhằm đào tạo những người thế tục, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta.

Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, một đất nước không thể phát triển nếu không có những công dân sáng tạo. Đây phải là sản phẩm của một nền giáo dục tiên tiến, có chất lượng, được đảm bảo bởi đội ngũ nhà giáo mẫu mực về đạo đức, tâm huyết với ngành, có tri thức và kỹ năng, không ngừng được đổi mới”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT “xấu hổ” về tình trạng dạy thêm, học thêm.

Ông khẳng định: “Nhà giáo cũng như mọi nghề nghiệp khác phải sống được để theo nghề, yêu nghề. Thế nhưng nhà giáo có sự tôn vinh đặc biệt của xã hội bởi sản phẩm của nhà giáo là con người, có hiếu với mẹ cha, có ích với Tổ quốc, biết dấn thân, xả thân khi Tổ quốc yêu cầu. Để làm được điều đó, mỗi nhà giáo, mỗi ngày, mỗi tháng mỗi năm cũng phải dấn thân ít nhiều. 160 thầy giáo, cô giáo được tuyên dương hôm nay chính là những tấm gương tiêu biểu, ưu tú của một đội ngũ nhà giáo đã yêu nghề, dấn thân với nghề”.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng chia sẻ với các đại biểu câu chuyện giáo dục về dạy thêm, học thêm mà bản thân ông đã trải qua: “Cách đây hơn 2 tháng tôi có gặp một người mẹ có hai con đang học tiểu học và THCS ở Hà Nội.

Chị nói: “Thầy ạ, con em đang học lớp 7, hầu như cả lớp phải học thêm ba môn Văn, Toán, Tiếng Anh, mỗi tháng đóng 900.000 đồng. Em còn một cháu học tiểu học nữa, khó quá thầy ạ”. Tháng vừa rồi chị gặp tôi lại nói: “Từ tháng 10 là đóng 950.000 đồng thầy ạ”. Tôi lặng người, không nói nên lời, cảm thấy xấu hổ”.

Ông thể hiện mong muốn: “Các thầy, cô hiệu trưởng các trường phổ thông mãi mãi là tấm gương dấn thân trong sự nghiệp giáo dục”.

Cần nhân rộng những điển hình tiên tiến

Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận: “Chúng ta có nguồn lực to lớn, không tốn tiền để ngành giáo dục phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn mà vừa qua chưa được phát huy đầy đủ. Đó chính là các tấm gương các nhà trường, các thầy cô giáo có cách làm hay, có giải pháp tốt ở mỗi địa phương và trong toàn ngành. Những thầy cô giáo đó, tập thể đó đã được tuyên dương là anh hùng lao động, là đơn vị anh hùng, giáo viên xuất sắc, nhà trường xuất sắc”.

Nhưng ông cũng chỉ ra một thực tế: “Ngày nay, bao nhiêu người chúng ta biết được tên các trường đại học, các trường phổ thông đã được tuyên dương anh hùng lao động trong 10 năm qua. Nhớ lại giai đoạn chống Mỹ, chỉ nghe những tên như Nguyễn Viết Xuân, Lê Mã Lương, Phạm Ngọc Lan là mỗi người thanh niên đều hiểu được họ là ai, họ đã làm gì và họ là tấm gương cho mình để sẵn sàng lên đường chiến đấu, bảo vệ tổ quốc”.

Ông Nguyễn Thiện Nhân hi vọng ngành GD sẽ sáng tạo không ngừng.

Từ đó, ông chia sẻ:
Ngày nay, mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn ngành giáo dục vẫn có rất nhiều điển hình tiên tiến nhưng chúng ta chưa hiểu sâu sắc, chưa học tập sâu sắc để biến những bài học về đạo đức về sáng tạo của các anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo tiêu biểu, nhà trường xuất sắc trở thành công cụ để đổi mới giáo dục tại mỗi cơ sở giáo dục, mỗi địa phương và trong toàn ngành.

Chúng tôi rất mong trong hội nghị này ngành giáo dục sẽ trao đổi sâu hơn để làm sao hình thành một phong trào học tập, thi đua cùng các điển hình tiên tiến của ngành giáo dục. Để làm sao nói về ngành giáo dục là nói đến sáng tạo, là không bế tắc, là phát triển không ngừng chính từ nội lực”.

Theo PetroVietnam 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x