Ảnh cực hiếm về Nam Cực bị “thất lạc trong tảng băng” 100 năm
Hình ảnh thú vị từ phim âm bản bị “thất lạc” trong một tảng băng ở Nam Cực hơn 100 năm trước…
Gần đây, những nhà bảo tồn thuộc Hiệp Hội Di Sản Nam Cực New Zealand đã công bố những bức ảnh âm bản được “bảo quản” trong một khối băng ở Nam Cực có niên đại hơn 100 năm.
Hộp phim âm bản được xác định thuộc về nhóm khảo sát Ross Sea Party – trong hành trình cùng Ernest Shackleton trong giai đoạn 1914 – 1917.
Bằng cách kỹ thuật phục chế phim âm bản, các nhà nghiên cứu đã khôi phục lại được một vài bức ảnh ghi lại hành trình thám hiểm Nam Cực của người xưa.
Sẽ thật thú vị khi thấy rằng, cách đây 100 năm, con người đã có những khám phá thú vị về vùng đất lạnh giá nhất trên Trái đất này.
Nam Cực là lục địa duy nhất không có cư dân thường xuyên sinh sống.
Vào thời điểm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, nhiều nhà thám hiểm đã tới vùng đất cực Nam của Địa cầu và không ít người đã bỏ mạng tại đây.
Vì khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, hầu như không có các loài thực vật hay động vật sống thường xuyên tại Nam Cực.
Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu, Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng Mặt trời nào trong 6 tháng. Vào mùa hè, Mặt trời luôn nằm ở đường chân trời. Phần lớn ánh Mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa.
Điều này làm cho Nam Cực là nơi có khí hậu lạnh nhất trên Địa cầu: mùa hè có nhiệt độ -25 độ C, mùa đông có nhiệt độ -65 độ C.
(Nguồn tham khảo: PetaPixel/nzaht.org)
Theo Kenh14
Theo Kenh14