Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam, sẽ ‘thẳng thắn’ về nhân quyền

15/12/13, 08:39 Tin Tổng Hợp

Thứ Bảy ngày 14 tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chính thức bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tại Việt Nam 44 năm sau khi ông đặt chân tới đây lần đầu tiên khi còn là một sĩ quan hải quân trẻ tuổi. Đây cũng là lần đầu tiên ông quay trở lại Việt Nam kể từ năm 2000 khi ông tháp tùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến công du lịch sử.

Ngoại trưởng Kerry và một người bạn đồng ngũ trong chiến tranh Việt Nam Tommy Vallely đi bộ đến Nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM để dự thánh lễ, ngày 14 tháng 12, 2013.

Ngoại trưởng Kerry và một người bạn đồng ngũ trong chiến tranh Việt Nam Tommy Vallely đi bộ đến Nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM để dự thánh lễ, ngày 14 tháng 12, 2013.“Tôi không nghĩ ra được có hai nước nào lại nỗ lực nhiều hơn, làm nhiều hơn và tốt hơn để cố gắng đưa hai nước xích lại với nhau và thay đổi lịch sử, thay đổi tương lai, mang lại tương lai cho những người vốn rất khác biệt.” Ông Kerry phát biểu như vậy về quan hệ Việt-Mỹ trong buổi gặp mặt những thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cùng giảng viên, sinh viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP. HCM.

Đây là lần đầu tiên ông Kerry quay trở lại Việt Nam kể từ năm 2000 khi ông tháp tùng Tổng thống Bill Clinton đến đây trong chuyến công du lịch sử. Trước đó ông Kerry đã nhiều lần tới Việt Nam để làm rõ số phận của những tù binh chiến tranh và những quân nhân Mỹ mất tích trong lúc tham chiến.

 

Ông ca ngợi những chuyển biến kinh tế to lớn của Việt Nam trong những năm qua và lưu ý rằng thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng gấp 50 lần kể từ năm 1995, thời điểm mà Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. “Việt Nam đã chứng tỏ sự cởi mở nhiều hơn là chất xúc tác to lớn cho một xã hội cường thịnh hơn, và ngày hôm nay Việt Nam có cơ hội lịch sử để chứng tỏ còn hơn thế nữa,” ông Kerry nói.

Ông cũng dành thời gian chào hỏi con cái của nhân viên lãnh sự.

 

“Sự cam kết ủng hộ mạng Internet thông thoáng, xã hội cởi mở, quyền của người dân được trao đổi ý tưởng, nền giáo dục chất lượng cao, môi trường kinh doanh hỗ trợ những công ty biết cách tân, ủng hộ việc bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân và việc người dân được tụ hội với nhau và thể hiện quan điểm – tất cả những điều đó tạo nên một nền kinh tế cũng như một xã hội đầy sức sống và mạnh mẽ.

“Mỹ kêu gọi những nhà lãnh đạo ở đây ủng hộ khả năng đó và bảo vệ những quyền đó,” ông Kerry nói thêm.

Theo VOA

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x