Phóng sự ảnh của Người đưa tin: Cận cảnh sức mạnh Mỹ ở Tacloban
Những ngày này, không chỉ sân bay Tacloban, sân bay Cebu mà cả vịnh Leyte luôn ầm ầm tiếng máy bay quân sự cất, hạ cạnh. Hầu như không khi nào vắng bóng máy bay, nhất là trực thăng quân sự Mỹ trên bầu trời. Chính sự hiện diện này đã trấn an tinh thần người dân Tacloban rất nhiều: Họ không còn cảm giác bị bỏ rơi, cắt rời với thế giới loài người.
Ngoài việc viện trợ khẩn cấp 20 triệu USD, quân đội Mỹ đã triển khai chiến dịch cứu trợ lớn nhất trong lịch sử. Đầu tàu là hàng không mẫu hạm USS Geogre Washington, từ ngày 14/11, hàng trăm thủy quân lục chiến Mỹ đã bay đến Philippines tham gia việc phân phối hàng và đã thiết lập một trạm điều phối không lưu dã chiến, cho phép sân bay Tacloban hoạt động 24/24 giờ. Mỹ sẽ triển khai ít nhất 1.000 lính tại đây.
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington cùng 5.000 thủy thủ và hơn 80 máy bay đến vùng biển miền nam Philippines chiều tối 14/11. Tàu này sẽ là sân bay nổi, nơi tung ra các cầu không vận bằng trực thăng để cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc men cho khu vực bị thiên tai ở Philippines. Tàu còn là nhà máy sản xuất nước sạch 1,5 triệu lít/ngày đêm.
Từ ba ngày nay, trên bầu trời Tacloban và các vùng xung quanh không lúc nào vắng bóng, vắng tiếng máy bay Mỹ.
Máy bay vận tải KC-130J: Loại máy bay vận tải chủ lực của quân đội Mỹ. Ngoài việc chở hàng và người, các máy bay này còn có thể dùng để tiếp dầu cho các máy bay nhỏ hơn như trực thăng lai máy bay cánh bằng MV-22B Osprey và trực thăng CH-53E. Đã có 5 chiếc máy bay này đến Philippines.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên báo điện tử Người đưa tin ghi nhận tại sân bay Tacloban:
Máy bay vận tải C – 130
C-130J
Máy bay trực thăng đa dụng MH-60 E
MH-60 E
MH-60 E
Trực thăng S-70 Black Hawk
Xe công binh Mỹ
Lính Mỹ tại Tacloban
Máy bay Mỹ trên bầu trời Tacloban
Tacloban từ máy bay nhìn xuống
Theo beforeitsnews