Lý Tiểu Long đột tử vì cú điểm huyệt ‘hẹn giờ chết’?
Cái chết của ‘vua kungfu’ Lý Tiểu Long còn được dự đoán nguyên nhân là do tuyệt kỹ điểm huyệt hẹn giờ chết.
Khi quay thử các cảnh có sự tham gia của các diễn viên quần chúng trong bộ phim Trò chơi tử thần, Lý Tiểu Long thực hiện kỹ xảo nhưng không thành công.
Chú rồng họ Lý không giữ được bình tĩnh, cố gắng để nắm bắt được cảnh quay đều không thành. Bỗng nhiên một diễn viên quần chúng lạ mặt tiến lại gần Lý Tiểu Long và đề xuất một phương pháp khiến Lý rất thích thú.
Cả hai đã cùng uống vài chén ở phim trường. Bất ngờ, diễn viên lạ mặt đứng đối diện giáng một cú đòn mạnh vào đầu Lý Tiểu Long. ‘Vua kungfu’ lập tức bất tỉnh, người lạ mặt rẽ đám đông chạy thoát.
Trong lúc náo loạn, không ai nhìn thấy người này lẩn đi đâu, không ai biết gì về con người đó, không tên họ, thậm chí không ai biết hắn đã bày cảnh quay thú vị như thế nào cho Lý Tiểu Long?
Vài ngày sau, một trong số nhân viên hóa trang cho các diễn viên quần chúng nhớ lại đã nhìn thấy diễn viên lạ mặt đó ghé vào phòng nghỉ giữa cảnh quay và buông thõng một câu: ‘Anh ta phải chết!’. Chắc hẳn những lời nói đó là nhằm vào Lý Tiểu Long đang nằm bất tỉnh ngoài trường quay.
Sự kiện này làm dấy lên một phỏng đoán, Lý Tiểu Long bị sát hại bởi một bậc thầy kungfu biết tuyệt kỹ ‘điểm huyệt hẹn giờ chết’.Bí ẩn ‘Điểm huyệt hẹn giờ’.
Tương truyền, những bậc thầy này làm việc cho Hội Tam Hoàng vào thời phong kiến và nắm giữ thuật điểm huyệt. Họ biết sử dụng công lực khi điểm huyệt.
Thủ thuật này có thể phá hủy sức chịu đựng của cơ thể. Tới một ngày nhất định, ‘tử thần’ sẽ đến gõ cửa, có thể là 2 tháng hoặc 10 năm sau khi bị điểm huyệt. Có thể mọi việc đã diễn ra như vậy hoặc cũng có thể đó chỉ là một huyền thoại.
Tiến sỹ lịch sử, GS – Chủ tịch Hiệp hội võ thuật Thiếu Lâm Nga là Alekse Maslov cho rằng, thuật điểm huyệt thường được nhắc đến trong các tiểu thuyết võ lâm có tồn tại trong các trường phái như Thiếu Lâm hay một vài môn phái ở Hong Kong và miền nam Trung Quốc.
Trong các tiểu thuyết mô tả, kỹ thuật này rất đơn giản và người bị điểm huyệt có thể thiệt mạng. Kỹ thuật điểm huyệt được bí truyền trong giới võ lâm bằng nhiều cách khác nhau
Trong khi đó, Thạc sỹ y học, PGS ĐH Y khoa quốc gia Nga Venhiamin Dzitlovskij lại cho rằng, khi bị đánh mạnh vào đầu, Lý Tiểu Long có thể bị chấn thương sọ não do bị chấn động.
Lãnh đạo CLB võ thuật Kondzio là Viacheslav Bolonov khẳng định, có thể một bậc thấy võ lâm đã giáng cho Lý Tiểu Long một đòn chí mạng. Trên đời có những người âm thầm tìm hiểu bí mật võ lâm này nhưng tất cả những điều đó chỉ là huyền thoại.Các giả thuyết không chính thức đồn đại về một cú đánh có tác dụng đặc biệt ‘điểm huyệt hẹn giờ chết’ nhưng một cú đấm mạnh có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương và dẫn đến phù não.
Có lẽ câu chuyện về cái chết bi kịch của bậc thầy kungfu thực tế hơn nhiều. Kỳ lạ là đồng thời sau lần bất tỉnh đột ngột ngày 10/5, các bác sĩ tốt nhất đã khám cho ông. Người ta nghi vấn về cái chết của Lý Tiểu Long bắt nguồn từ căn bệnh động kinh. Cơ thể của võ sư bậc thầy này vốn khỏe mạnh, không bệnh tật và không bị chấn thương nặng.
Sau 2 tháng Lý Tiểu Long qua đời, người ta thường nhầm lẫn giữa sức khỏe và sức mạnh. Mặc dù vào năm 1973, sức khỏe của ông vẫn hoàn toàn bình thường, nhưng sức mạnh đã cạn kiệt. Cả sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần.
Cứ như vậy, bắt đầu từ bộ phim Đường sơn đại huynh (1971), trong suốt 2 năm, sức mạnh của con người được rèn luyện nhiều nhất hành tinh đã cạn dần.Lý Tiểu Long đã làm việc không nghỉ ngơi, vừa viết kịch bản, đóng phim, vừa sản xuất phim và lồng tiếng. Thậm chí còn tự mình bán và phát hành phim.
Thật phũ phàng nhưng đó là sự thật, Lý Tiểu Long đã ở ranh giới tới hạn trong sức lực của con người. Ông phát biểu ko lâu trước khi qua đời : ‘Tôi không muốn làm việc gì nửa vời. Tất cả những việc tôi làm đều phải hoàn hảo’.
Theo VTC