Được xem là một trong những ngành nghề hấp dẫn với mức thu nhập cao, song nữ tiếp viên hàng không cũng phải đối mặt với không ít khó khăn.
|
Chỉ được trả tiền khi máy bay đóng cửa: Điều này nghĩa là mọi sự cố liên quan đến chuyến bay như hoãn giờ, hủy chuyến… không chỉ ảnh hưởng đến riêng hành khách mà cả các tiếp viên. Bởi lẽ họ chỉ được trả tiền theo số giờ bay. Mặc dù một số hãng hàng không cũng có khoản phụ cấp trợ giúp thêm cho nhân viên trong những tình huống này, song chúng là không đáng kể. |
|
Cạnh tranh khốc liệt: Để có được vị trí trong các hãng hàng không là không hề dễ dàng, đặc biệt với các tên tuổi lớn. Năm 2010, hãng Delta đăng tuyển 1.000 tiếp viên và họ nhận được tới 100.000 hồ sơ – cao hơn cả tỷ lệ chọi vào trường Harvard. Theo đó, hầu hết những người được tuyển đều có bằng đại học, hoặc thành thạo một ngôn ngữ thông dụng thứ hai nào đó. |
|
Quá cao hoặc quá thấp: Vào thời hoàng kim thập niên 60, hãng Pan Am chỉ tuyển những nữ tiếp viên cao trên 1,58 mét, nặng không quá 59 kg và “nghỉ hưu” khi 32 tuổi. Họ thậm chí không được kết hôn hay có em bé và kết quả là số thời gian phục vụ trung bình của đợt tuyển dụng này là 18 tháng. Đến năm 1980, hạn chế về kết hôn mới mất dần đi và đến năm 1990 là trọng lượng. Tuy vậy, chiều cao vẫn là yêu cầu bắt buộc cho đến ngày nay, và con số cho phép thường là từ 1,6 mét đến 1,85 mét – tùy theo từng máy bay. |
|
Diet Coke (Coca cho người ăn kiêng) là “kẻ thù”: Thời gian để rót đầy một cốc Coca Cola thường lâu hơn các đồ uống thông thường, nó cũng rất dễ bị trào ra ngoài nên các tiếp viên hàng không cực kỳ ghét loại nước ngọt này. Một nữ tiếp viên cho hay: “Với thời gian đó, tôi có thể phục vụ 3 người khách khác và thật tệ khi đã có lần tôi làm nó trào ra ngoài”. |
|
Bị sa thải vì những lý do “trời ơi”: Những tiếp viên hàng không mới bị kiểm soát gắt gao, nhất là trong 6 tháng đầu tiên. Đã có những trường hợp bị sa thải vì những lý do chẳng giống ai như quấn áo đồng phục quanh eo, giả làm nhân viên chính thức để bay về nhà miễn phí (lợi ích này không dành cho thực tập sinh) và đặc biệt là tham gia chuyến bay khi đang bị ốm: “Nếu chúng tôi bị ốm, chúng tôi không được tham gia chuyến bay, kể cả với tư cách hành khách, nếu không sẽ bị sa thải ngay lập tức” – một tiếp viên chia sẻ. |
|
Những xác chết trên máy bay: Đã có nhiều trường hợp người ta cố gắng đưa xác chết lên máy bay như một hành khách thông thường để tránh các khoản phí (có thể lên tới 5.000 USD) vận chuyển. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho tiếp viên khi bắt gặp các tình huống này. Nhiều chuyến bay đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi phát hiện ra vụ việc. Bởi lẽ, hầu hết các máy bay đều được lấp đầy ghế khi cất cánh và không có hàng ghế trống nào cho những thi thể này. Mặc dù một số hãng hàng không như Singapore Airlines có cả tủ đựng xác dành cho các trường hợp như vậy. |
|
Can thiệp khi khách sử dụng nhà vệ sinh quá lâu: Thường thì luôn có cả hàng dài người chờ sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay, vậy nên nếu hành khách nào đó chiếm dụng quá lâu, các tiếp viên hàng không sẽ buộc phải can thiệp. Thực tế, không có điều luật nào quy định về chuyện này nhưng trên những chuyến bay, bạn phải tuân thủ mọi mệnh lệnh của phi hành đoàn. Do đó, nếu nữ tiếp viên yêu cầu bạn dừng lại (dù đang làm gì), hãy dừng lại. |
|
Chống buôn người: Hầu hết các tiếp viên đều không ngờ rằng họ sẽ là trợ thủ đắc lực của cảnh sát chống lại các vấn nạn xã hội, trong đó có cả buôn người. Điều này bắt đầu khi nữ tiếp viên của American Airlines là Sandra Fiorini báo cáo vụ việc một thanh niên 18 tuổi đang cố gắng buôn bán trẻ em – với sợi dây rốn vẫn đang được gắn liền và không có mẹ bé ở xung quanh đó. Sau này, các tiếp viên đều được đào tạo để phát hiện và thông báo nhà chức trách về các vụ việc khả nghi, |
|
Thâm niên và độ dài váy: Thâm niên có ảnh hưởng lớn trong nghành tiếp viên hàng không, điều này liên quan trực tiếp đến chế độ mà họ được nhận. Ví dụ như vị trí chiếc giường trong căn hộ dành cho 20 tiếp viên, khoảng cách từ đó đến khu vực có tiếng ồn, tuyến đường và giờ bay… Ngoài ra, thâm niên còn liên hệ đến cả độ dài váy. Như nhiều tiếp viên cho hay, những người làm lâu năm có quyền rút ngắn váy hơn đôi chút để khoe đôi chân của mình và thu hút ánh nhìn của mọi người. Dẫu vậy, giới phi công lại để ý đến các cô váy dài hơn vì họ biết đó là những người mới. |
|
Tình trạng cực kỳ hỗn loạn: Có một sự thật là các chấn thương mà tiếp viên gặp phải trên máy bay không được xem như là “gặp tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ”, trừ phi đó là trường hợp “cực kỳ hỗn loạn” mà cơ trưởng mất kiểm soát máy bay hoặc máy bay bị hư hại cấu trúc nặng. Cả hai trường hợp này, máy bay sẽ bị buộc phải hạ cánh để điều tra – điều mà không phi công nào mong muốn. Vậy nên, thay vì trông chờ vào việc tình trạng “cực kỳ hỗn loạn”được ban bố, các tiếp viên chỉ có thể hít sâu và tự nhủ rằng mọi thứ vẫn ổn. |
Vũ Vũ
Theo Mentalfloss/ Tri Thức