Nhật thực hiếm gặp quét qua Mỹ, châu Âu và châu Phi
Hiện tượng nhật thực hiếm gặp hôm qua 3/11 đã xảy ra tại các khu vực ở miền đông nam nước Mỹ, châu Âu và châu Phi, cho phép người xem nhìn thấy mặt trăng che khuất một phần hoặc hoàn toàn mặt trời.
Bản đồ mô phỏng đường đi của nhật thực từ tây sang đông.
Nhật thực xuất hiện trước tiên ở miền đông nam nước Mỹ vào sáng sớm ngày 3/11 giờ địa phương khi mặt trời mọc, trước khi di chuyển về phía đông qua Đại Tây Tương tới lục địa châu Phi.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay nhật thực toàn phần đầy đủ nhất xảy ra trên Đại Tây Dương, vào lúc 12h37 giờ GMT.
Mặt trời bị che khuất một phần ở Norfolk, Virginia, Mỹ.
Nhật thực xảy ra khi mặt trời mọc tại Annapolis, Maryland, Mỹ.
Một trong những nơi quan sát nhật thực rõ nhất là phía bắc Kenya, nơi nhiều công ty du lịch đã tổ chức các chuyến du ngoạn để ngắm nhật thực.
Trong khi đó, người dân ở phía đông nam nước Mỹ và miền nam châu Âu được quan sát nhật thực một phần.
Nhật thực một phần nhìn từ Jerusalem, Israel.
Nhật thực bắt đầu cách Jacksonville, Florida, Mỹ khoảng 1.000 km về phía đông.
Nhật thực toàn phần xảy ra Đại Tây Dương, cách Liberia khoảng 330 km về phía tây nam và kéo dài hơn 1 phút.
Một người đàn ông Kuwait tạo hình trái tim quanh mặt trời, vốn đang bị mặt trăng che khuất.
Sau đó, nhật thực tiếp tục đi qua các nước châu Phi như Gabon, Congo, Uganda, Kenya, và kết thúc tại phía nam Ethiopia và Somalia.
Tại miền đông nam nước Mỹ, người xem có thể nhìn thấy nhật thực một phần trong 45 phút khi mặt trời mọc vào lúc 6h30 sáng giờ địa phương.
Hiện tượng mặt trăng “ăn” mặt trời nhìn từ Nairobi, Kenya.
Nhật thực một phần cũng được miền thấy tại các quốc gia ở phía nam châu Âu như Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, và tại Iraq.
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời trong khi di chuyển, và che khuất toàn bộ hoặc một phần mặt trời. Các nhà khoa học khuyến cáo người dân không nên quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường.
Nhật thực bán phần tại Khartoum, Sudan.
Mặt trăng gần che khuất hoàn toàn mặt trời tại công viên quốc gia Sibiloi ở Turkana, Kenya.
Nhiếp ảnh gia Ben Cooper ghi lại hiện tượng nhật thực toàn phần từ máy bay ở độ cao 13.000 m.
Người dân quan sát nhật thực tại Lisbon, Bồ Đào Nha.
An Bình Tổng hợp
Nguồn: Dân Trí