Về vấn đề Hồng Kông, ông Tập Cận Bình còn một lựa chọn khác toàn diện hơn

16/08/19, 10:25 Trung Quốc

Trước tình hình bạo lực đang leo thang ở Hồng Kông, ông Tập Cận Bình có 3 lựa chọn: một là nhượng bộ; hai là can thiệp bằng quân sự; bà là xử lý vấn đề một cách ôn hòa, đợi sóng gió lắng dịu xuống. Cũng có học giả đưa ra một gợi ý mang tính toàn diện cho ông Tập, có thể sẽ trở thành bước ngoặt to lớn của lịch sử.

Vào ngày 11/8, cảnh sát Hồng Kông đã tấn công dữ dội vào đoàn người biểu tình, hành động này đã bị quốc tế lên án mạnh mẽ. Tại cuộc họp báo vào ngày hôm sau, Văn phòng sự vụ Hồng Kông và Macao của Trung Quốc đã thay đổi định tính với bản chất của các cuộc biểu tình là “xuất hiện đầu mối chủ nghĩa khủng bố”.

Cảnh sát vũ trang Trung Quốc tập hợp tại sân vận động Thâm Quyến ngày 15/08/2019.
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc tập hợp tại sân vận động Thâm Quyến ngày 15/08/2019. (Ảnh: Reuters)

Tiếp đó, một lượng lớn xe quân đội cảnh sát vũ trang đã tập kết ở Thâm Quyến, truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra sức đánh trống reo hò, thái độ của bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) vẫn cứng rắn, tình hình căng thẳng ngày càng leo thang.

Liên quan đến hình thế khốc liệt ở Hồng Kông, Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Canada, Thủ tướng Úc, Đài Loan, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu đều bày tỏ quan ngại và kêu gọi tất cả các bên hãy giữ bình tĩnh và kiềm chế, đồng thời đề nghị hai bên bắt đầu triển khai đối thoại, không nên sử dụng bạo lực.

Cuộc biểu tình phản đối “Luật dẫn độ” là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà ĐCSTQ gặp phải kể từ khi chính phủ Anh bàn giao chủ quyền Hồng Kông lại cho Trung Quốc từ năm 1997. Đây cũng được coi là thách thức lớn nhất mà ông Tập Cận Bình gặp phải kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2012.

Vài ngày trước, Đài tiếng nói Hoa Kỳ – VOA đã đăng tải một báo cáo tổng hợp phân tích của các học giả, bài viết chỉ ra rằng ông Tập Cận Bình có ba lựa chọn về vấn đề Hồng Kông: một là nhượng bộ; hai là can thiệp bằng quân sự; bà là xử lý vấn đề một cách ôn hòa, đợi sóng gió lắng dịu xuống. 

Bài bình luận cho rằng cả ba cách làm này phần nhiều là không có khả năng được thông qua. Theo nguồn tin từ truyền thông Hồng Kông, ông Lâm Lập Hòa – nhà phê bình chính trị Hồng Kông trích dẫn nguồn tin nội địa nói rằng chỉ thị mới nhất của ông Tập Cận Bình về cách xử lý vấn đề Hồng Kông này là: “Không cần sử dụng đến quân đội, mà dập tắt bạo loạn bằng biện pháp cứng rắn, quyết không nhượng bộ chút nào”.

Phản đối “Luật dẫn độ” vốn không phải là một “cuộc cách mạng màu”, mà nó liên quan đến tự do, pháp trị, chứ không chạm đến vấn đề chủ quyền và lãnh thổ. Mặc dù “biện pháp cứng rắn” có thể cầm chân người ta một thời gian, nhưng nó không thể thu phục được lòng dân, cũng không thể xóa tan mọi oán hận bất bình của người dân.

Làn sóng kháng nghị lần này bắt đầu vào tháng 6 và không ngừng lan rộng. Quy mô, thanh thế và quyết tâm kiên định của người dân Hồng Kông thật sự đã vượt ngoài dự liệu của tất cả mọi người. Điều này không thể không nói là hàm chứa thiên ý nào đó. 

Hồng Kông đã đứng lên phản đối ĐCSTQ, ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Quốc, Đài Loan, khiến thế giới không khỏi chấn động. Đứng trước cường quyền khủng bố, lòng can đảm của người dân Hồng Kông không bị dập tắt, kháng nghị vẫn chưa dừng lại. 

Người biểu tình tọa kháng ở sảnh đến, sân bay quốc tế Hồng Kông, ngày 09/08/2019.
Người biểu tình tọa kháng ở sảnh đến, sân bay quốc tế Hồng Kông, ngày 09/08/2019. (Ảnh: Reuters)

“Hồng Kông cố lên!” đã trở thành từ khóa nóng trên mạng, và nhận được tiếng nói ủng hộ từ khắp các nơi trên toàn thế giới. Ngày 13/8, một người biểu tình giơ cao biểu ngữ tại sân bay Hồng Kông: “Đây là vấn đề lương tri”.

Phản đối “Luật dẫn độ” không chỉ liên quan đến tự do của Hồng Kông, mà quan trọng hơn là mọi người từ đó nhìn thấy được bản chất của ĐCSTQ và hậu quả tàn khốc mang tính phá hoại của nó đối với các quốc gia và khu vực: dối trá, bạo lực, đe dọa, thất tín, không tôn trọng luật pháp, gây chia rẽ xã hội, v.v… Rất nhiều sự thật đã được phơi bày trước công chúng.

Thứ nhất, việc sửa đổi “Luật dẫn độ đào phạm” chẳng qua chỉ là mồi dẫn lửa, ĐCSTQ muốn bóp chết tự do của Hồng Kông mới là mấu chốt của vấn đề, mà loại xói mòn tự do này chính là nguyên nhân sâu xa khiến người dân Hồng Kông đứng lên phản kháng, cũng là mục đích cuối cùng trong kế hoạch ĐCSTQ.

Thứ hai, chính phủ Hồng Kông bị ĐCSTQ kiểm soát, cảnh sát lạm quyền, thậm chí câu kết với xã hội đen.

Thứ ba, ĐCSTQ đổi trắng thay đen, lấy chiêu bài “bàn tay phản động” “mầm mống của chủ nghĩa khủng bố” để chuyển dời tầm nhìn.

Thứ tư, thông qua Hồng Kông của ngày hôm nay, thế giới biết được rằng Đài Loan của ngày mai sẽ như thế nào. Thật không khó để tưởng tượng những khổ nạn mà người dân Trung Quốc phải chịu đựng trong suốt 70 năm qua. Do đó, với việc ĐCSTQ bức hại nhân quyền, bức hại tự do tôn giáo tín ngưỡng trong nước, cộng đồng quốc tế nên quan tâm và chú ý theo dõi nhiều hơn.

Thứ năm, mặc dù ĐCSTQ đã cố gắng “giấu đi bộ mặt thật” và liên tục khắc họa một tương lai tươi sáng, nhưng bản chất xấu xa của nó vẫn không thay đổi. Tại Hồng Kông, lời hứa “năm mươi năm chính sách không thay đổi” vẫn chưa qua hết một nửa, thì chính sách “một quốc gia, hai chế độ” đã sụp đổ hoàn toàn. Một cuộc đàn áp đẫm máu không có xe tăng đã diễn ra. Tương lai, ai còn sẽ tin vào những lời dẫn dụ êm tai của nó nữa?

Thế thì, liệu ông Tập Cận Bình còn có sự lựa chọn nào tốt hơn hay không? Câu trả lời chắc chắn là có, nhưng chính là: Lấy văn hóa truyền thống Trung Hoa làm nền tảng chỉ đạo, từ bỏ tham vọng quyền lực cá nhân và bước ra mọi ràng buộc thống trị của đảng, lấy đây làm tiền đề, từ đó đưa ra quyết sách “trên theo ý trời, dưới thuận lòng dân”. 

Tập Cận Bình đã thanh trừ một số lượng lớn các quan chức tham nhũng vi phạm nhân quyền. Đây cũng là một hành động rất được lòng dân.
Tập Cận Bình đã thanh trừ một số lượng lớn các quan chức tham nhũng vi phạm nhân quyền. Đây cũng là một hành động rất được lòng dân. (Ảnh: CaliToday)

Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa truyền thống, thiết nghĩ ắt hiểu được đạo lý “nước có thể nâng thuyền và cũng có thể lật thuyền”. Các bậc minh quân thời thịnh thế của lịch sử, tất cả đều lấy chính trị nhân đức yêu thương nhân chúng mà tạo nên một thời kỳ huy hoàng. 

Hiện tại, dân ý của 2 triệu người dân Hồng Kông đang tuôn trào, cảnh sát và các băng đảng xã hội đen đàn áp người dân, dẫn đến bất ổn xã hội. Lúc này, chỉ có lắng nghe người dân, hành xử thuận theo thời thế, như vậy mới khiến sóng gió lắng dịu.

Tháng 11/2013, tại Phiên họp Toàn thể lần thứ ba ĐCSTQ, ông Tập đã thông qua các biện pháp cải cách chế độ như chính sách nới lỏng một con và bãi bỏ các trại cưỡng bức lao động. Những hành động này có lợi cho việc cải thiện nhân quyền, và đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi. 

Ngoài ra, phong trào chống tham nhũng mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình đã thanh trừ một số lượng lớn các quan chức tham nhũng vi phạm nhân quyền. Đây cũng là một hành động rất được lòng dân.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người lãnh đạo tối cao đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng và chủ nghĩa Mác – Lê, tăng cường giám sát internet và theo dõi người dân, các trường hợp mới về bức hại nhân quyền và đàn áp tôn giáo xảy ra thường xuyên. 

Một loạt các tín hiệu “khuynh tả” khiến người ta không khỏi lo ngại, hoàn toàn đi ngược lại với việc “cai trị dựa trên pháp luật”. Trong bối cảnh này, lập trường cứng rắn của ĐCSTQ đối với Hồng Kông thậm chí còn khiến người ta lo ngại hơn.

Hiện nay, không phải là quốc gia hay bất kỳ người nào cố tình chống lại “Trung Quốc”, mà là ĐCSTQ thống trị Trung Quốc không được lòng người. Nếu Bắc Kinh muốn loại bỏ những nghi ngờ và sự thù địch từ bên ngoài, thì cần phải tuân theo các giá trị phổ quát, bảo vệ phẩm giá và quyền lợi của con người, thực hiện những thay đổi từ gốc rễ, mà những thay đổi sẽ không thể thực hiện trong thể chế ĐCSTQ. 

Bởi ĐCSTQ bị giới hạn bởi đặc tính di truyền của nó: đấu với trời, đấu với đất, đấu với người, chống lại nhân tính, chống lại thiện lương. Do đó, ôm giữ ĐCSTQ cũng bằng như chỉ có một con đường chết. 

Những động thái như mở ra một cuộc trường chinh, giơ cao lá cờ đỏ, tập kết quân đội và trấn áp bằng bạo lực, những thứ này đều đã trở nên vô dụng, cuối cùng sẽ chỉ khiến đất nước và bản thân rơi vào thảm họa, để lại vết nhơ không thể xóa nhòa trong lịch sử.

Hành động kháng nghị ôn hòa ở Hồng Kông là một cơ hội, một bước ngoặt, đưa đến một sự lựa chọn then chốt, mở ra một chương mới của lịch sử nhân loại. Giữa chính và tà, mỗi một người, mỗi một quốc gia đều được trao cơ hội bình đẳng và phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình. 

Nếu như cứ mãi đối đầu với dân, bỏ ngoài tai những lời khuyên can chân thành, nghịch lại ý trời, thế thì lao xuống vực thẳm không chỉ là chính đảng tà ác, còn có đám tay chân đã tự trói chặt vận mệnh của mình với chính quyền tội ác đó, còn những người dũng cảm giữ vững chính nghĩa sẽ hướng đến một tương lai tươi sáng, ngập tràn hy vọng.

Thiện Ân (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x