Đến thăm cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng: Cảm Thụ Sức Mạnh Của Đức Tin
Trong chuyến đi thăm các đồng cỏ ở Hạ Hà khoảng 10 năm về trước, những người bạn địa phương đã kể cho tôi nghe câu chuyện về một quý bà người Bỉ đã đến đây và phải lòng cánh đồng cỏ. Bà quyết định ở lại và cưới một người đàn ông Tây Tạng. Họ cùng nhau nuôi con cái và gia súc.
Tôi hoàn toàn bị sốc khi đến thăm cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng – không phải vì sự kỳ vĩ của cảnh quan hay sự lộng lẫy của nền văn hóa truyền thống và nghệ thuật, mà bởi sức mạnh tuyệt đối của đức tin con người.
Vùng Nhiệt Cống nằm ở huyện Đồng Nhân, quận Hoàng Nam, tỉnh Thanh Hải ở tây nam Trung Quốc. Nhiệt Cống có nghĩa là “Thung lũng Vàng” trong tiếng Tây Tạng và nó được biết đến bởi những món đồ thủ công đặc sắc, như Thang-ka (một loại tranh cuộn tôn giáo được thêu với vải và xa-tanh nhiều màu sắc), tranh tường, và đồ thêu liên quan đến Phật giáo Tây Tạng. Do đó, rất nhiều du khách bị thu hút đến khu vực này.
Tại chùa Long Vụ, tôi cất máy ảnh của mình và khấu đầu (lạy) nhiều lần trước mỗi điện thờ, với hy vọng được trải nghiệm cảm giác tôn kính với thân thể áp xuống đất.
Một du khách đứng bên cạnh tôi vui mừng một cách kín đáo vì ông ta tránh khỏi sự giám sát chặt chẽ của lạt-ma và lén chụp được vài bức ảnh về các tượng Phật trong chùa. Một số người khác chắn lối đi của những phụ nữ Tây Tạng cao tuổi đang đi bộ, và thản nhiên chụp những bức ảnh mà không đưa ra giải thích nào.
Rất ít du khách thử tìm hiểu xem Phật giáo Tây Tạng ở nơi này là gì. Tại sao người dân lại mặc quần áo tồi tàn và vì sao họ liên tục quỳ và xoay các bánh xe cầu nguyện? Phong tục dân gian đó chỉ đơn thuần là sự hấp dẫn đối với du khách.
Khúc cong đầu tiên của sông Hoàng màu mỡ, nằm cách tây nam thành phố Tây Ninh 110 km
Sông Long Vũ chảy cắt qua các ngọn núi và mang theo cát vàng với nó, rồi nối vào sông Hoàng. Thung lũng sông Long Vũ có cảnh quan tuyệt diệu và do đó nó được gọi là “Thung lũng Vàng”. Một nền văn hóa lâu dài và vè vang đã phát triển ở khu vực này bời vì người dân tộc Tây Tạng, Hồi và Hán đã định cư ở thung lũng này từ thời xa xưa. Nằm ở hạ nguồn nơi hai con sông hội tụ là huyện Đồng Nhân.
Góc nhìn trên cao xuống chùa Long Vũ.
Sương mù bao quanh ngôi chùa vào sáng sớm và tiếng chuông ngân vang cả thung lũng. Người Tây Tạng dậy sớm và xoay bánh xe cầu nguyện. Ngôi chùa được xây dựng lần đầu vào thời nhà Nguyên (1271-1368 sau công nguyên) và trở nên nổi tiếng vào thời Minh (1368- 1644 sau công nguyên). Đây là ngôi chùa quan trọng nhất trong phái Cách lỗ (một môn phái của Phật giáo Tây Tạng) ở phía nam tỉnh Thanh Hải.
Các bánh xe cầu nguyện ở chùa, được xoay bởi tín đồ Hoàng Giáo.
Phái Cách lỗ được biết đến nhiều hơn với tên Hoàng Giáo. Vào thế kỷ 14, đại sư Tông Khách Ba đã chỉnh đốn lại những điều bất cập trong Phật giáo Tây Tạng vào thời điểm đó, và quảng bá sự tuân thủ tuyệt đối các giới luật. Từ đó phái Cách lỗ được thành lập, và trở thành giáo phái chủ chốt của Phật giáo Tây Tạng ngày nay.
Người Tây Tạng trong trang phục nông dân quỳ và xoay bánh xe cầu nguyện trước chùa Long Vũ.
Họ không cầu bình an hay sức khỏe cho gia đình.
Điều họ thực sự đang cầu nguyện là sự hạnh phúc và hòa bình cho tất cả chúng sinh. Họ mong ước hoán đổi sự chịu đựng của bản thân cho sự bình an của tất cả mọi người trên thế giới – gồm cả bạn và tôi. Liệu bạn có biết được lòng từ bi của họ?
Tiếng chuông từ chùa Long Vụ ngân vang khắp các đỉnh và vực của thung lũng.
Cơn gió nhẹ thổi bay sương mù và ngôi chùa đắm trong ánh sáng mặt trời.
Người già Tây Tạng và các du khách vẫn xoay bánh xe cầu nguyện trước chùa Long Vũ.
Ai nói rằng mục đích duy nhất của đi du lịch là ăn uống và thưởng thức cuộc sống ở một nơi khác?
Phía đông của huyện Đồng Nhân là cánh đồng cỏ đáng kinh ngạc Guashenze. Bao phủ với những ngọn đồi cuộn sóng, cánh đồng cỏ là nơi thả rong các đàn gia súc và cừu. Nằm xa hơn về phía đông là cánh đồng cỏ nổi tiếng Hạ Hà ở phía nam tỉnh Cam Túc.
Ở Lan Chu Gia, một người chăn cừu trẻ trông nom một bầy cừu. Vài ngày trước, anh đến phố huyện cùng với người phụ tá và mua một miếng hada (miếng lụa dài dùng để làm quà ra mắt của người Tây Tạng và Mông Cổ) màu trắng, vật dùng để dâng lên các vị Thần núi trong nghi lễ thờ cúng sắp tới. Cả hai người họ đều có hai cái răng vàng. Khi họ hát các bài dân ca cho phụ nữ ở đồng bằng, ánh sáng phản chiếu từ chiêc răng vàng có thể được thấy từ xa.
Những bông hoa dại nở ở cánh đồng cỏ. Liệu chúng có bị say bởi những bài tình ca về Lan Chu Gia?
Zhaxi Zhuoma, một nữ chăn cừu người Tây Tạng, có má đỏ và
đồng tử màu đục do tổn thương bởi tia cực tím ở cao nguyên
Thanh Hải – Tây Tạng. Nhưng vẻ đẹp tự nhiên của cô không
bị hư hại chút nào.
Còn tiếp…
(Theo Chinagaze)