Những di chúc… kỳ thú nhất thế giới

16/07/11, 21:28 Tin Tổng Hợp

Việc để lại di chúc đã có từ cách đây hàng ngàn năm. Thời đó, di chúc thường dành cho giới quyền cao, chức trọng với nội dung chủ yếu nhằm tránh cho con cháu những tranh chấp về quyền hành có thể đi đến chỗ đổ máu. Mãi sau này mới xuất hiện di chúc về việc phân chia tài sản và chỉ định người thụ hưởng. Mỗi di chúc có một nét đặc biệt, và đôi khi rất ngộ nghĩnh.

Bản di chúc của triết gia Hy Lạp Aristote được viết vào năm 322 trước Công nguyên. Ông không trực tiếp gửi những lời di huấn cho người thân mà lại nhờ bạn bè thực hiện di ngôn của mình. Ông chỉ định một người làm giám hộ cho con gái mình; ông cũng ước muốn bạn bè trả tự do cho các nàng nô lệ của ông. Ngoài ra ông còn cẩn thận dặn dò từng chi tiết về lễ tống táng cho ông.

Vào thời chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ, thống đốc Morris viết di chúc để lại phân nửa số tài sản khổng lồ cho bà vợ. Ông còn tỏ ra “ga lăng” một cách… ngược đời khi thêm vào một điều khoản là nếu bà vợ đi thêm bước nữa, bà sẽ được hưởng nốt nửa gia tài còn lại. Nhưng khi ông ta mất đi, ông tòa Patrick Henry, một người nổi tiếng là trực tính đã không chịu thi hành đúng di ngôn này. Herry phán quyết rằng, bà vợ ông Morris chỉ được hường gia tài của ông chồng nếu bà chịu ở góa còn nếu lấy chồng khác bà sẽ không được hưởng gì cả. Ông giải thích với bạn bè: “Tôi không thể chấp nhận chuyện một người phải nai lưng làm việc suốt đời để rồi bao nhiêu tài sản lại lọt hết vào tay vợ cùng một người đàn ông khác”.

d
Edgar Bergen (giữa)

Lòng mến mộ nghệ sĩ được thể hiện qua bản di chúc của Edgar Bergen để lại cho Charlie Mc Carthy. Bergen để dành một ngân khoản là 10.000 đô la cho hội nghệ sĩ Hoa Kỳ với điều kiện: hội này phải lo lắng về công việc và sức khỏe cho Charlie Mc Carthy. Và Bergen còn dành 500 đô la mỗi năm để chi phí trong những buổi trình diễn phải có mặt Charlie Mc Carthy.

Louis Pastreur, nhà vi trùng học nổi tiếng của Pháp đã để lại một bản di chúc tiêu biểu cho một tâm hồn quảng đại. Một đoạn của di chúc viết: “Tôi để lại cho vợ tôi tất cả những gì mà pháp luật cho phép một người đàn ông để lại. Tôi mong muốn các con tôi đừng bao giờ đi lạc ra con đường bổn phận và phải luôn luôn tỏ vẻ trìu mến với mẹ chúng, một người mẹ rất xứng đáng”.

Một bà tên Bridget Fillison ở Bournnemth năm 1938 đã để lại bản di chức phân chia số bất động sản cho cô em gái và  ông chồng. Bà ta dặn dò cô em gái phải tự mình trao phần gia tài cho ông anh rể  “Tại một quán rượu gần nhất, nơi anh thường bị chị bắt gặp ngồi uống rượu lén”.

Cũng có những trường hợp bản di chúc được viết một cách vội vã trong một hoàn cảnh bất thường. Một người chủ trang trại tại tiểu bang Wyoming đã bị mất tích khi ông lái xe chạy qua một miền núi non hiểm trở. Hai mươi mốt ngày sau, người ta tìm thấy xác ông ta cùng với chiếc xe ở đáy vực thẳm cùng bản di chúc được viết lên lớp sơn của cánh cửa xe bằng chìa khóa… Tòa án của tiểu bang Woyming đã phán quyết “văn kiện” hợp pháp này.

Tổng thống George Washington của Hoa Kỳ đã chứng tỏ là một con người hết sức cẩn thận. Ông đã để lại bản di chúc dài 25 trang giấy và chỉ định vợ cùng sáu người khác thi hành di ngôn.

Ông Robert Louis Stevenson mới thật là một người nghịch ngợm. Thuở sinh thời ông thường xuyên phải nghe cô bạn gái than phiền là ngày sinh của cô nhằm đúng vào lễ Giáng sinh nên ai ai cũng bận rộn, không đến tham dự ngày vui của cô ta được. Trước khi từ trần, Stevenson đã viết một di chúc nhường  ngày sinh nhật của mình cho người bạn gái.

d
Nhà thơ Pháp Rabelais

Nhà thơ Pháp Rabelais viết trong bản di chúc: “Tôi chẳng có gì cả, nhưng công nợ lại rất nhiều. Nếu còn lại được cái gì thì tôi xin tặng lại cho những người nghèo khổ”.

Ông Francic R.Lord ở Sydney, Australia, khi chết đã để lại một hào(si-linh) cho vợ với hàng di chúc: “…để bà ta dùng làm lộ phí tới một nơi nào đó tự trầm cho rảnh mắt”.

Và có lẽ bản di chúc kỳ lạ nhất là của một bà giàu có ở Cherokee thuộc tiểu bang phía bắc Carolina, Hoa Kỳ. Bà xin hiến tất cả tài sản của mình cho… Thượng đế. Tòa án cũng ra một trát trao cho viên quận trưởng Cherokee tống đạt cho người thụ hưởng. Mấy ngày sau, viên quận trưởng gửi báo cáo cho tòa: “Sau khi mẫn cán thi hành lệnh của tòa, chúng tôi không tìm được Thượng đế tại quận Cherokee”.

Theo bee.net

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x