Trung Quốc yêu cầu đổi tên địa danh nước ngoài, người dân phản ứng dữ dội

04/07/19, 12:08 Trung Quốc

Cuộc cách mạng đổi tên các địa danh, địa điểm có những cái tên mang yếu tố “nước ngoài, to lớn, kỳ lạ” do chính quyền Trung Quốc khởi xướng đang vấp phải sự phản ứng của không ít doanh nghiệp và người dân.

cuộc cách mạng đổi tên
Các địa điểm, địa danh có những cái tên mang yếu tố nước ngoài đều phải đổi tên. Trong ảnh là khách sạn quốc tế China World Hotel. (Ảnh: Halfprice)

Chính quyền Trung Quốc gần đây đã bắt đầu một chiến dịch khác để thắt chặt sự kìm kẹp ý thức hệ đối với xã hội. Đối tượng lần này là các tòa nhà, con phố và con đường trên khắp đất nước có những cái tên mang yếu tố “nước ngoài, to lớn, kỳ lạ”.

Cụ thể, đầu năm 2018, 6 cơ quan chính phủ Trung Quốc đồng loạt triển khai chiến dịch yêu cầu các chính quyền tỉnh, thành phố và các quận đổi tên tất cả các địa danh, địa điểm mang yếu tố nói trên trong tên của mình với lý do “phá hoại văn hóa dân tộc”

Một công văn do Bắc Kinh ban hành vào tháng 12/2018 tuyên bố rằng mục tiêu của chiến dịch này là để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý xã hội, và để văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc phát triển.

Theo truyền thông Trung Quốc, chính quyền thành phố các tỉnh đông dân như Quảng Đông, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Phúc Kiến và Chiết Giang đều đã thực hiện các biện pháp liên quan để tuân thủ chiến dịch.

Nhiều công trình, địa điểm có tên như Paris Building, Olympic Garden, Manhattan Plaza, Harvard Mansion Neighborhood, Royal Knights Hotel bị rơi vào tầm ngắm của chính quyền địa phương. Những năm gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc thường sử dụng các từ nước ngoài đặt tên cho các dự án của họ để nghe có vẻ quốc tế và cao cấp hơn.

Theo chính quyền Bắc Kinh, những từ như “vũ trụ”, “thế giới”, “Mỹ”, “châu Âu” cũng không được phép dùng vì ngữ khí quá lớn và gây rối loạn thứ bậc. Những tiêu đề có liên quan đến các triều đại Trung Quốc như “hoàng đế”, “hoàng thượng”, “hoàng tộc” cũng bị cấm vì “mang sắc thái phong kiến mạnh mẽ”.

Bắc Kinh đã chỉ thị cho chính quyền địa phương ‘chuẩn mực hóa các tên bất thường’ và cập nhật lại bản đồ và các biển báo công cộng vào cuối tháng 9.

Theo tài liệu chính thức của truyền thông Trung Quốc, tại Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, có tổng cộng 151 tòa nhà và khu phố nằm trong danh sách của chính phủ phải bị đổi tên. Thành phố Tây An cũng đang cấm những cái tên có đề cập đến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc ‘những âm mưu chính trị đặc biệt’.

Ở tỉnh Hải Nam, 84 địa điểm đã bị liệt vào danh sách những cái tên ‘không phù hợp’ trong một thông báo hôm 12/6, chủ yếu liên quan đến việc ‘tôn sùng những thứ ngoại quốc’. 

Phản ứng của người dân

Những đợt thay đổi địa danh quy mô lớn như vậy dự kiến sẽ tốn kém, vì bản đồ, con dấu chính thức và biển báo công cộng đều cần phải được sửa đổi hoặc làm lại. Cư dân địa phương, những người đã quen thuộc với các tòa nhà và tên đường trong nhiều năm, cũng sẽ thấy những thay đổi này thật bất tiện.

Vì vậy, không ít doanh nghiệp và người dân đã phản ứng trước chiến dịch này, cho rằng nó không mang lại ý nghĩa nào mà chỉ phung phí thời gian và tiền bạc.

Hôm 18/6, nhà điều hành khách sạn quốc tế Vienna, nơi sở hữu 15 khách sạn cùng tên ở Hải Nam, cho biết họ sẽ vẫn duy trì tính hợp pháp của tên được cho là không phù hợp, đồng thời cũng trích dẫn thông tin bảo vệ thương hiệu. Họ còn nói thêm họ đã đệ trình một đơn khiếu nại với Cục Dân sự địa phương để kháng cáo yêu cầu đổi tên.

cách mạng đổi tên địa danh
Khách sạn quốc tế Vienna là một trong những địa điểm phải đổi tên nếu không muốn bị giới chức sờ gáy. (Ảnh: Agoda)

“Nếu các dự án buộc phải đổi tên thì tên trên giấy chứng nhận tài sản, giấy phép doanh nghiệp và đăng ký thuế có phải đổi không?”, Zhu Yun, một phụ nữ ở Quảng Châu thắc mắc. 

“Chỉ là sự lãng phí tiền bạc, năng lượng của người dân và không mang lại bất cứ điều gì cho văn hóa quốc gia cả”, Zhu Min cũng tới từ Quảng Đông chia sẻ. Anh này cho rằng cách làm hiện nay làm gợi nhớ tới cuộc Đại Cách mạng Văn hóa những năm 1960 đến 1970 do Mao Trạch Đông khởi xướng. “Thời điểm đó, một số lượng lớn tên phố, đường sá và cửa hàng cũng phải đổi tên vì chứa các yếu tố mang hơi hướng phong tục và văn hóa cũ”, Zhu chia sẻ.

Trong chiến dịch đó, các yếu tố văn hóa truyền thống đều bị gắn mác là mê tín phong kiến và được coi là phản cách mạng. Các di tích lịch sử, văn tịch cổ và các đền thờ, bức tượng của các nhân vật văn hóa cũng bị phá hủy.

Thiên Hoa (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x