Thói quen rửa đũa 90% mọi người đều làm sai dẫn đến căn bệnh nguy hiểm
Không ít người sẽ phải giật mình bởi thói quen rửa đũa tai hại mà ngày nào cũng làm.
Đôi đũa từ lâu đã là thứ không thể thiếu trong mọi bữa cơm của các gia đình châu Á. Nó là sản phẩm của văn hóa nông nghiệp phương Đông. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước phương Đông đều sử dụng đũa. Nhiều nền văn hóa Đông phương dùng tay để ăn. Ngoài Việt Nam, các nước dùng đũa khác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,…
Đũa gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam tới mức nó gần như trở thành một nét văn hóa dân tộc. Thế nhưng có một điều ít ai để ý rằng đôi đũa cũng rất mật thiết với sức khỏe của mỗi người. Bởi đũa chính là thứ giúp chúng ta gắp thức ăn và đưa vào miệng. Vì thế trước hay sau khi ăn, việc rửa đũa sạch sẽ là vô cùng quan trọng.
Và để rửa một đôi đũa cũng cần phải có kỹ thuật chứ không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Bởi nếu rửa đũa không đúng thì chúng ta có thể vô tình sản sinh ra chất gây ung thư!
Thói quen rửa đũa sai lầm 90% mọi người mắc
Chắc chắn phần lớn mọi người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ.
Tuy nhiên thực tế cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
Ngoài ra sau khi rửa đũa, nhiều người không có thói quen lau khô đũa càng tạo ra môi trường ẩm ướt là “thiên đường” cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt có chất gây ung thư nghiêm trong – aflatoxin cũng có thể được sản sinh.
Hơn nữa, cách rửa đũa này có thể vô tình dẫn đến lây nhiễm chéo các vi sinh vật gây bệnh từ đũa của người này sang người khác và vô số bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây theo cách này.
Thêm một thói quen rửa bát đũa sai lầm mà nhiều người mắc đó là thay vì rửa bát ngay sau khi ăn, họ lại cho tất cả vào bồn hoặc chậu và ngâm trong nước rửa bát. Cách làm này vô tình khiến cho các hóa chất từ nước rửa bát có cơ hội xâm nhập sâu vào đũa mà nếu chỉ rửa bằng nước cũng chưa đủ để loại bỏ.
Nếu các loại hóa chất đi vào trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ của các ion canxi trong máu, gây tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
Cách rửa đũa chính xác tránh gây bệnh
Muốn rửa đũa sạch, nhanh mà không gây bệnh, các chị em nhất định phải chú ý tới những điều sau:
1. Rửa từng chiếc
Cách làm này không tốn thời gian nhiều hơn so với việc rửa cả bó đũa mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Sau khi pha nước rửa bát vào chậu nước, bạn cho đũa vào chậu rồi dùng giẻ mềm rửa sạch, sau đó rửa thêm một lần nữa bằng nước thường.
Điều này sẽ tránh việc đũa ma sát vào nhau và tránh được cả việc hóa chất ngấm vào đũa.
2. Tạo thói quen làm sạch toàn bộ đũa theo tháng
Sau một thời gian sử dụng đũa, bạn cũng nên vệ sinh tổng thể một lần bằng cách cho đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm đũa vào nước sôi trong nửa tiếng. Tuy nhiên không dùng hình thức này cho đũa nhựa hay đũa sơn.
3. Lau khô và cất đũa nơi thoáng mát
Sau khi rửa sạch đũa, bạn nên lau khô và phơi nắng. Sau đó đem cất ở nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn chặn tạo môi trường ẩm ướt cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoáng nước.
4. Đũa mới mua phải khử trùng
Đũa cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất. Vì thế khi đũa mới mua về bạn nên rửa sạch chúng bằng chất tẩy rửa hoặc ngâm đũa trong nước sôi (có thể thêm chút giấm) khoảng 30 phút trước khi dùng.
Dùng đũa đúng cách
Trước lần sử dụng đầu tiên, nên rửa kĩ đũa với nước rửa bát; sau đó dùng cồn để lau sạch lớp hóa chất bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch hoặc luộc trong nước sôi.
Khi đũa bị đổi màu (thường là 3-6 tháng), nên thay mới đũa. Khi sử dụng nên thường xuyên luộc đũa bằng nước sôi để diệt vi khuẩn và nấm mốc trên đũa. Nếu phơi đũa ngoài ánh nắng mặt trời hoặc bằng máy sấy thì nên khử trùng trước khi cất đũa.
Khi đũa bị mốc, cho đũa vào ngâm với nước nóng pha chanh, làm như vậy khoảng 2, 3 lần các vết mốc sẽ không còn.
Không nên dùng khăn ẩm lau đũa, bởi vi khuẩn, nấm mốc vẫn có thể phát triển ở khăn ướt, ẩm lan sang đũa.
Theo Khampha