Hiểu lầm lớn về cách loài cá nóc phình lên như quả bóng

06/05/19, 17:31 Tri thức

Cá nóc có một cơ chế tự vệ khá… đáng yêu nhưng gây chết người, đó là phình to cơ thể như một quả bóng, chĩa gai nhọn về phía kẻ thù. Tuy nhiên, cách chúng phình lên như thế nào lại khiến cộng đồng mạng phải tranh cãi.

Hiểu lầm lớn về cách loài cá nóc phình lên như quả bóng
(Ảnh: Internet)

Cá nóc là một loài cá không quá xa lạ với chúng ta. Chúng có độc cực mạnh, nhưng đồng thời cũng có thể chế biến thành những món ăn rất tuyệt vời trong nhiều nền ẩm thực trên thế giới (như Nhật Bản chẳng hạn).

Bên cạnh câu chuyện mang độc tố mạnh nhất nhì thế giới, cá nóc còn một khả năng đặc biệt và hết sức thú vị, đó là khiến cơ thể trương phình lên gấp đôi, căng như một quả bóng với gai nhọn chĩa hết ra ngoài.

Đây là cơ chế tự vệ của chúng khi bị đe dọa, nhưng làm thế nào để chúng phình lên thì không mấy người hiểu được. Đó là lý do vì sao gần đây, một đoạn video về cá nóc mới bắt lên bờ, đang phình to và dần xẹp xuống lại nhận được sự chia sẻ rất lớn từ cộng đồng mạng. 

Đa số chúng ta khi nhìn vào “quả bóng” cá nóc cũng nghĩ chúng chứa đầy không khí. Nhưng đoạn video ấy đã khiến tất cả phải bất ngờ, vì thứ làm con cá phình lên thực chất lại là nước. 

Vậy thực hư thế nào?

Trên thực tế thì sự nhầm lẫn này cũng bắt nguồn từ khoa học. Trong suốt thời gian dài, các nhà khoa học đã tưởng rằng cá nóc khi gặp đe dọa sẽ phải bơi vọt lên mặt nước, há miệng hít đầy không khí để phình lên rồi nín thở. Dùng từ “nín thở” ở đây là bởi mang của cá nóc lúc này bị giấu kín

Hóa ra chúng ta đang có hiểu lầm rất lớn về cách loài cá nóc phình lên như quả bóng - Ảnh 3.

Tuy nhiên vào năm 2014, các nhà khoa học tại ĐH James Cook và Viện Hải dương học Úc đã chỉ ra rằng cá nóc vẫn tiếp tục hô hấp bằng mang ngay cả khi đã phình lên rất to. Điều này chứng tỏ chúng không cần phải nín thở, đồng thời tiết lộ phải có cơ chế khác để phình lên, và đó là hút nước.

Trên thực tế, hiểu nhầm này là do hiện tượng xảy ra khi bắt cá nóc lên bờ, chúng vẫn có thể hút không khí đầy dạ dày để tự vệ, nhưng chỉ giữ được trong thời gian ngắn.

Theo kenh14

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x