Kỹ thuật luyện kim của Ấn Độ cổ đại đi trước thế giới cả 1.000 năm

04/05/19, 20:44 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Từ thời cổ đại, Ấn Độ đã nổi tiếng rộng khắp là một nơi giàu sắt và thép. Các nhà khoa học nhận định rằng thời kỳ đồ sắt ở Ấn Độ đã có từ năm 2200 TCN, trước thời kỳ đồ sắt trên toàn thế giới 1.000 năm.

indian contents
Cột sắt Delhi ở khu phức hợp Qutub, tại Delhi, Ấn Độ. (Ảnh qua Indian Contents)

Cột sắt Delhi là một minh chứng tuyệt vời cho tài năng của các nhà luyện kim lành nghề ở Ấn Độ. Cột này được làm bằng gang cao hơn 7m, nặng khoảng 6 tấn với đường kính gần 42cm sừng sừng giữa khuôn viên của Kutb Minar ở Delhi, Ấn Độ. Chiếc cột được làm từ thành phần chống gỉ trong các kim loại dùng trong xây dựng.

Cây cột sắt Delhi được tạo thành từ 98% sắt rèn không hoàn toàn tinh khiết. Có vẻ như nó đã được đúc thành một miếng sắt khổng lồ nguyên khối. Người ta tin rằng ban đầu, đỉnh cột có tác dụng truyền sức mạnh cho một con Kim Sí Điểu – “Sứ giả của các vị thần”.

The Delhi Iron Pillar
Chữ tiếng Phạn trên cột sắt Delhi. (Ảnh qua akimgal.pw)

Có rất nhiều tài liệu văn học từ xa xưa bao gồm một tài liệu từ thời Alexander Đệ Tam (TCN) viết rằng thép của Ấn Độ có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Người dân Ấn Độ cổ đại đã chế tạo được sắt có khả năng chống ăn mòn, rất có thể vì sắt trong thời kỳ ấy chứa hàm lượng phốt pho cao.

Vài năm trước, các nhà khảo cổ tìm thấy một số cổ vật, bao gồm các con dao, kiếm nhỏ và những chiếc bình bằng đất có niên đại từ khoảng năm 2200 TCN. Những phát hiện này rõ ràng đã minh chứng cho những thành tựu cổ xưa của Ấn Độ trong lĩnh vực luyện kim và có thể chúng thuộc về thời kỳ đồ sắt ở Ấn Độ. Các nghiên cứu C14 carbon được các nhà luyện kim thực hiện đã chỉ ra rằng có rất nhiều mỏ cổ xưa mà ở đó người ta đã sản xuất ra bạc, đồng, thiếc, kẽm và chì.

Đặc biệt, có nhiều nơi ở bang Rajasthan, miền tây Ấn Độ liên quan đến nghề luyện kim và đã tồn tại từ năm 1300 TCN.

Còn tiểu bang Telangana nằm trên cao nguyên Deccan, miền nam Ấn Độ có truyền thống luyện kim từ lâu đời. Có thể thời kỳ đồ sắt đã tồn tại ở bang này.

Chuông kim loại thủ công ở bang Telangana, Ấn Độ. (Ảnh: © 2015 Telangana Tourism)
Chuông kim loại thủ công ở bang Telangana, Ấn Độ. (Ảnh: Telangana Tourism)

Các vật thể kim loại có niên đại từ năm 1800-2400 TCN ở Telangana đã được kiểm tra cẩn thận tại Viện nghiên cứu địa vật lý quốc gia Ấn Độ bằng phương pháp Phát sáng kích thích quang học (OSL). Người ta nhận định rằng chúng được sản xuất từ năm 2200 TCN.

Như vậy, thời kỳ đồ sắt ở Ấn Độ rõ ràng đã có từ năm 2200 TCN, tức là trước 1.000 năm so với thời kỳ đồ sắt trên toàn thế giới (được xác nhận bắt đầu từ năm 1200 TCN).

Những khám phá về đồ sắt đã chứng thực được rằng các kỹ năng luyện kim đã xuất hiện ở Ấn Độ từ rất sớm. Các thợ thủ công cổ đại có kiến ​​thức uyên bác về việc sử dụng vũ khí kim loại. Người ta ước tính rằng thứ kim loại duy nhất được đúc vào thời điểm đó là đồng, nhưng do đồng khan hiếm nên đó không phải là một lựa chọn khả thi.

Từ đó, luyện và chế biến quặng sắt, sản xuất thép và nghề rèn đã được phát triển tại đây.

Video: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ đại.

videoPlayerId=8f81e8737

Ad will display in 09 seconds

Tại khu vực Telangana có nhiều mỏ quặng sắt. Một số lữ khách thời trung cổ đã nói rằng ở vùng đất này có rất nhiều mỏ quặng sắt chất lượng cao, đặc biệt là ở phía bắc Telangana. Thật khó để nói chính xác nghề sản xuất quặng sắt ở Telangana đã bắt đầu từ khi nào. Tuy nhiên, các dụng cụ bằng sắt đã được phát hiện tại các mộ Cự thạch trong khu vực.

Khẩu pháo dài gần 8m có trọng lượng 22 tấn này được rèn nên chứ không phải chế tạo bằng cách đúc. Khẩu pháo gần 400 năm tuổi, mặc dù tiếp xúc nhiều với nắng, mưa nhưng lại không bị rỉ sét. Vòng tròn bên ngoài có đường kính 300mm, trong khi vòng tròn bên trong có đường kính 150mm. Bên trong khẩu pháo được tạo nên bằng 43 tấm sắt dài và bên ngoài là 94 vòng sắt. (Nguồn: thanjavur.info)
Khẩu pháo dài gần 8m có trọng lượng 22 tấn này được rèn nên chứ không phải chế tạo bằng cách đúc. Khẩu pháo gần 400 năm tuổi, mặc dù tiếp xúc nhiều với nắng, mưa nhưng lại không bị rỉ sét. Vòng tròn bên ngoài có đường kính 300mm, trong khi vòng tròn bên trong có đường kính 150mm. Bên trong khẩu pháo được tạo nên bằng 43 tấm sắt dài và bên ngoài là 94 vòng sắt. (Nguồn: thanjavur.info)

Thật không may, theo thời gian hầu hết các kiến thức luyện gang thép đều đã bị mai một. Ngoài ra cũng không có hồ sơ bằng văn bản hay tàn tích của các lò rèn cổ, hay kỹ thuật và công cụ chính xác nào được phát hiện là dùng để sản xuất những vật bằng sắt nặng và ấn tượng như cột sắt Delhi.

Ancient Pages
Bên trái: Món đồ thủ công Docra truyền thống lâu đời được chế tạo từ một mẩu kim loại duy nhất và không có các khớp. Bên phải: Thép Wootz được đánh giá cao ở nhiều khu vực trên thế giới trong gần hai thiên niên kỷ. Đây sản phẩm tiêu biểu làm từ thép Ấn Độ, được gọi là kiếm Damascus. Một ví dụ tuyệt vời chính là thanh kiếm của vua Tipu Sultan. (Ảnh qua Ancient Pages)

Tiến sĩ S. Jaikishan, tác giả cuốn sách “Iron and Wootz Steel Industry in Northern Telangana” (tạm dịch: Ngành sắt và thép Wootz ở miền Bắc Telangana), đã nói về vùng Telangana như sau:

“Vẫn còn nhiều quặng sắt tồn tại trên mặt đất và mọi ngôi làng đều gắn liền với một hoặc hai ngọn đồi chứa một lượng quặng sắt khổng lồ. Nhưng hiện tại, người dân ở đó không hề hay biết… ngay cả những thợ rèn trong làng cũng không biết gì về việc luyện gang. Người dân ở đây thường chỉ thu thập quặng sắt dưới hình dạng của các hòn đá, hạt và cát nằm trên bề mặt, chứ họ không đào mỏ như cách các lữ khách đã đề cập… “.

Bảo San (theo Ancient Pages)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x