Khám phá bí mật ly kỳ của những “James Bond”
Điệp viên tình báo là một nghề đặc biệt ly kỳ, được truyền tụng với nhiều bí mật nửa hư nửa thực. Dưới đây là những hình ảnh để chúng ta có thể khám phá bí mật của các “James Bond” danh tiếng.
Viện bảo tàng Điệp viên Tối mật (Top Secret Spy Museum) ở thành phố Oberhausen, Đức hiện đang trưng bày những thiết bị từng được sử dụng bởi các điệp viên tình báo của nước này.
Bên cạnh việc trưng bày những thiết bị phục vụ đắc lực cho công tác tình báo, triển lãm còn tiết lộ những phương thức mà các điệp viên sử dụng để thu thập thông tin khiến người xem nhớ ngay tới loạt phim về Điệp viên 007.
Một chú chim bồ câu được trang bị một chiếc máy ảnh nhỏ để ghi lại hình ảnh trinh sát trong thời kỳ Thế chiến I.
Một chiếc máy ghi âm nhỏ xíu được giấu trong quả cherry nhân tạo này.
Những thiết bị sử dụng trong công tác tình báo, gián điệp đều được thiết kế rất tinh vi, chẳng hạn như chiếc máy ảnh buộc vào chú chim bầu câu phải có trọng lượng thật nhẹ và có chế độ tự chụp hình còn chiếc máy ghi âm siêu nhỏ gắn trong quả cherry nhân tạo là dành để các điệp viên ghi lại những thông tin tuyệt mật mà một nhân vật nào đó vô tình để lộ sau khi quá chén.
Một số món đồ vật sẽ khiến người xem ngạc nhiên thú vị, chẳng hạn như một khẩu súng ngắn kích thước nhỏ thực tế lại được sử dụng để bắn các chất hóa học vào một người hay một vật nào đó nhằm giúp điệp viên có thể dễ dàng nhận ra, theo sát đối tượng. Tất cả những món đồ này đều từng được sử dụng bởi các điệp viên tình báo của Liên bang Đức.
Một chiếc máy ảnh được đặt trong một cuốn sách bị khoét rỗng.
Khẩu súng bắn ra các hợp chất hóa học giúp điệp viên theo sát dấu vết của người hoặc vật cần theo dõi.
Đây là chiếc máy mã hóa thông điệp. Những thông tin quan trọng khi được đánh máy bằng chiếc máy đánh chữ này sẽ được tự động mã hóa thành những đoạn mật mã.
Một du khách đang xem đoạn video giới thiệu về nghệ thuật tình báo trong thời kỳ hiện đại, ngày nay, nhiều công tác đã được thực hiện bởi máy móc.
Một chiếc máy điện thoại được sử dụng để nghe lén.
Giới thiệu về chủ đề trưng bày của mình, trang chủ của viện bảo tàng Điệp viên Tối mật viết rằng: “Từ thời Thế chiến I cho tới những sự vụ nóng hổi của thế kỷ 21 đều có sự tham gia của các điệp viên tình báo, viện bảo tàng mong muốn đem tới cho khách tham quan một góc nhìn chân thực về một nghề nghiệp đặc biệt, thường ẩn mình trong bóng tối và được người ta thêu dệt nên nhiều câu chuyện nửa hư nửa thực”.
Một khẩu súng mạ vàng từng được thiết kế dành cho điệp viên.
Những khẩu súng cổ từng được các điệp viên sử dụng.
Một tấm biển nhắc nhở thường thấy trong thời chiến: “Hãy cẩn thận với những gì mình nói – Kẻ thù có thể đang nghe lén”.
Áo khoác – trang phục truyền thống không thể thiếu của các điệp viên.
Một thiết bị nghe lén.
Loạt phim về Điệp viên 007 luôn gây hứng thú cho người xem một phần bởi những thiết bị mang tính năng đặc biệt, được thiết kế riêng cho điệp viên 007.
Pi Uy Theo Dailymail
Nguồn: Dân Trí