Quy định mới: Đi ăn cỗ mang đồ ăn về sẽ bị phạt tiền!

28/03/19, 21:07 Việt Nam

Quy định nghe có vẻ như đùa này đang được áp dụng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Trong đó chủ nhà làm cỗ phải đặt cọc tiền với chính quyền và không được để người dân ăn cỗ lấy phần, nếu không sẽ bị xử phạt.

Theo quy định này, người dân đi ăn cỗ sẽ không được lấy phần về cho con cháu. (Ảnh minh họa)

Gần đây, một số địa phương tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã đưa ra yêu cầu phạt tiền những gia đình làm cỗ nếu để khách lấy phần mang về.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hoài Nam – Chủ tịch UBND xã Giao Long, huyện Giao Thủy xác nhận xã mình đang thực hiện chủ trương kể trên. Theo đó, các gia đình muốn mở tiệc phải đăng ký trên xã, mỗi gia đình sẽ phải đặt cọc 3 triệu đồng. Việc này do chính quyền xã tự đặt ra.

Nếu gia đình nào vi phạm sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã đặt cọc. Ông Nam lấy ví dụ, 1 người lấy phần có thể phạt 500.000 đồng, 2 người có thể lên đến 1.000.000 đồng… nói chung, tùy vào mức độ để xử lý chứ không có con số cụ thể.

Theo ông Nam, đây là chủ trương của UBND huyện Giao Thủy trong cuộc vận động văn minh văn hóa, làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ không lấy phần. Có khoảng 5-6 xã thực hiện thí điểm được hơn 2 năm nay.

Ông Nam cũng cho biết, cách làm này được chính quyền huyện, xã học từ bên huyện Hải Hậu (Nam Định).

Sau khi tin tức trên được đăng lên mạng truyền thông xã hội, nhiều độc giả đã bày tỏ các ý kiến tranh luận trái chiều về sự việc này.

Một số bạn đọc đồng tình với quy định xử phạt chủ nhà có cỗ để khách lấy phần, họ cho rằng việc để khách lấy phần cỗ mang về là quá lạc hậu, thời buổi bây giờ không còn thiếu thốn như xưa, hay “đến ăn cỗ không ăn chỉ lo chia nhau mang về trông nhếch nhác lắm”.

Tuy nhiên, một số độc giả lại cho rằng ăn cỗ lấy phần vốn là một phong tục lâu đời ở một số nơi thuộc các tỉnh miền Bắc. Bố mẹ, ông bà đi ăn cỗ sẽ lấy phần thịt, giò hoặc nắm xôi, quả trứng về cho con cháu ở nhà.

Kết quả hình ảnh cho ăn cỗ lấy phần
Ngày xưa ông bà ta quan niệm khi có miếng ngon thì không ai lỡ ăn một mình, nên mới xuất hiện tục “ăn cỗ lấy phần”. (Ảnh qua AmThuc365)

Điều này thể hiện nét đẹp “nhường cơm sẻ áo”, có miếng ngon thì cùng sẻ chia của người Việt và đức tính tiết kiệm, tránh lãng phí thức ăn thừa. Với nhiều địa phương, đó là nét văn hóa mang tính truyền thống vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

“Có gì xấu đâu mà cấm, mình ở trong miền Nam nhưng thấy phạt như vậy là kỳ lắm, ngoài khía cạnh cái ăn nó còn là tình cảm cho cháu con nữa”, bạn đọc Lương Ngọc Châu nêu ý kiến.

Một bạn đọc khác bày tỏ: “Các đám khác ngoài đám giỗ chả ai mang cái gì về đâu ạ, có chăng là khi đặt tiệc tại nhà hàng mà vắng khách gia chủ nhờ nơi phục vụ họ cho vào túi mang về thôi. Chuyện vui là cái vụ ăn uống mà chính quyền cũng ra được cái quy định phạt là quá thể rồi đó.

Mấy ông không lo làm sao cho người dân của mình tiêu thụ nông sản, nuôi trồng con gì, đảm bảo an ninh trật tự mà lại đi lo mấy cái chuyện này”.

Thùy Linh (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x