Bài học về “lòng quyết tâm”: Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới

13/02/19, 13:45 Cuộc sống

Đây là một câu chuyện có thật về lòng quyết tâm của Glenn Cunningham. Ông được vinh danh là một trong những vận động viên điền kinh xuất sắc nhất thế kỷ 20. Câu chuyện tuổi thơ của ông là một chuỗi ngày đầy đau khổ, nhưng với Glenn Cunningham mọi thứ thật nhỏ nhặt, bởi ông có một ý chí mạnh mẽ phi thường.

Bài học về “lòng quyết tâm”: Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới - H1
Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới. (Ảnh: t/h)

Đây hoàn toàn không phải là câu chuyện được dựng nên để cổ vũ cho nghị lực sống của con người hay để minh họa cho sức mạnh của quyết tâm. Nó là câu chuyện có thật về cuộc đời của vận động viên điền kinh, đồng thời là nhà giáo dục lớn của nước Mỹ Glenn Cunningham. Ông được vinh danh là một trong những vận động viên điền kinh xuất sắc nhất thế kỷ 20. Báo chí và người hâm mộ đặt cho ông những biết danh mạnh mẽ “Người đàn ông thép của Kansas” (Kansas Ironman), “Cánh én Kansas” (Kansas Flyer), “Con ngựa sắt vùng Kansas” (Iron Horse of Kansas), và “Tàu tốc hành Elkhart” (Elkhart Express). 

Glenn Cunningham không chỉ được mọi người nhớ đến bởi sức chạy phi thường. Người ta nhớ đến ông nhiều hơn, yêu mến ông nhiều hơn bởi câu chuyện tuổi thơ, xuất phát điểm khó tin và đầy đau đớn của ông. Câu chuyện cũng chính là khởi nguồn của triết lý sống cả đời của Glenn – Không bao giờ từ bỏ. 

Từ đôi chân cháy đến đôi chân sắt

Đó là vào một ngày tháng 2 giá buốt, khi ấy Glenn mới là một cậu bé 7 tuổi. Sáng sớm đó, ông cùng các anh chị em của mình đến trường từ rất sớm. Để xoa tan cái lạnh tê tái của vùng Kansas lúc bấy giờ, anh trai của Glenn đã quyết định nhóm lò sưởi. Glenn đứng ngay gần đó, xem anh làm việc. 

Nhưng không may, một tai nạn đã xảy ra, ngọn lửa lớn bùng và bắt đầu lan ra. Nó đã đốt cháy toàn thân cậu anh trai nhỏ của Glenn. Và chính Glenn cũng vẫn không bao giờ có thể quên được cảm giác đau đớn khi ngọn lửa liếm rách da thịt ở đôi chân của cậu. Cả hai nhanh chóng được các anh chị em còn lại đưa về nhà. 

Bài học về “lòng quyết tâm”: Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới - H2
Anh chị em của Glenn (Ảnh: Wikipedia)

Khi bác sĩ đến, ông nói rằng không còn hy vọng cho Floyd, anh trai của Glenn, cậu bé đã bị bỏng quá nặng. 9 ngày sau đó, Floyd không nói gì nhiều, chỉ ngân nga một bài thánh ca mà câụ yêu mến. Vào ngày cuối cùng của mình, Floyd lấy bàn tay của mẹ đặt lên má rồi tạm biệt thế gian để về với Chúa. Nỗi đau của cậu cũng chấm dứt từ đó.

Nhưng với Glenn, nhân vật chính của chúng ta, mọi thứ mới chỉ bắt đầu. Cậu bé đã vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và người hàng xóm. Glenn đã nghe rõ lời mà người phụ nữ đó nói với mẹ cậu: “Chị cần đối mặt. Con trai chị sẽ trở thành người tàn tật trong suốt phần đời còn lại”. Đó cũng là giây phút Glenn có quyết định lớn nhất cuộc đời mình:

“Con không trở thành một người tàn tật đâu. Bà ấy sai rồi”Đó là những gì cậu bé nói với mẹ ngay khi bà trở lại bên giường bệnh.

Thật may mắn, Glenn có một người mẹ tuyệt vời. Bà đặt lên trán con trai một nụ hôn trấn an cùng lời khẳng định: “Đúng vậy con trai, bà ấy sai rồi”. 

Lời nói ấy không chỉ là lời động viên mang tính chất an ủi, xoa dịu. Những ngày sau đó, mẹ của Glenn luôn giúp cậu bé xoa bóp đôi chân bị teo, không còn nhiều cơ và giây thần kinh. Đôi chân đã mất toàn bộ các ngón của bàn chân trái và chằng chịt những vết sẹo. Glenn những ngày ấy không cảm nhận, càng không điều khiển được đôi chân của mình. 

Nhưng ngay khi sức khỏe bắt đầu hồi phục, Glenn Cunningham bắt đầu hành trình tập đi của mình. Đầu tiên cậu tập đứng, rồi vịn vào chiếc ghế nơi nhà bếp để tập đi, Glenn cứ đẩy cái ghế về phía trước rồi nhích theo từng bước. Cậu bé cứ tập đi như thế cho đến lúc mệt nhoài. Đi trong nhà đã vững, Glenn tiếp tục việc luyện tập ở ngoài hàng rào, một mình đối mặt với đôi chân nhỏ, cong queo như muốn xoắn vào nhau,một mình đối mặt với những đau đớn và những lời xì xào từ xung quanh. Glenn vẫn kiên định với quyết định của mình. 

Đến  mùa Noel năm 1979, 22 tháng sau tai nạn đau thương, Glenn dành tặng cho mẹ món quà bất ngờ. Câu bước đi trên chính đôi chân của mình mà không phải bám víu vào bất kỳ đâu. Cậu bé bắt đầu đi lại, bắt đầu chơi với các anh chị và hạnh phúc vì mình vẫn là một con người có ích. Glenn không chỉ dừng lại ở việc tập đi, cũng không hài lòng với những điều mình đã làm được. Cậu bắt đầu chạy theo những gia súc trong trang trại đến chỗ chúng uống nước. Cậu bé phát hiện ra rằng, việc đi bình thường cho cậu có cảm giác như dao găm vào chân, còn chạy lại mang đến cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Cậu bé bắt đầu tập chạy từ đó.

Bài học về “lòng quyết tâm”: Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới - H3
(Ảnh từ vietnamnet)

12 năm sau, Glenn Cunningham lập kỷ lục điền kinh tại trường trung học, 3 năm tiếp theo cậu lập kỷ lục quốc gia ở đường chạy 1500 mét, khi là một sinh viên đại học. Tới năm 1936, cậu bé Glenn bị cháy đôi chân ngày nào giành huy chương bạc của thế vận hội Olympic Berlin. Lập kỷ lục thế giới vào năm 1938 với thành tích chạy 1500m chỉ trong 4 phút 04.4 giây. 

Bài học về “lòng quyết tâm”: Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới - H4
Ông đã lập được những kỳ tích với đôi chân của mình (Ảnh dẫn theo: mybestyears)

Trong suốt thời niên thiếu, trung học và đến tuổi trưởng thành, Gleen đã làm nên điều mà nhiều người cho là “kỳ tích”. Điều đã giúp Glenn Cunningham tạo nên kỳ tích đó không gì khác chính là triết lý sống “Không bao giờ từ bỏ” của ông. 

Triết lý của những con người mang sức mạnh của niềm tin

Gleen không chỉ sống với triết lý không bao giờ từ trên đường đua, ông còn sống với nó trong mọi quyết định của cuộc đời mình. Gleen không chỉ yêu thích những cuộc chạy, ông còn muốn trở thành một bác sĩ như ông của mình. 4 năm đầu đại học, Gleen hoàn thành việc học ngành y, nhưng năm thứ 5 của ông hoàn toàn thất bại. 

Tuy nhiên với triết lý không bao giờ từ bỏ, Gleen tiếp tục xin học vào năm sau đó, ông vừa đi học, vừa đi làm, vừa tập chạy (ông đã từ chối nhận tiền học bổng). Cuối cùng ông đã hoàn thành việc học của mình và chạm tới ước mơ làm bác sĩ. Tuy nhiên, câu chuyện cuộc đời đã đưa ông đến một hướng khác.

Các thanh niên Mỹ lúc bấy giờ bị hấp dẫn bởi sự thành công của ông, họ hướng đến ông để học hỏi, để tìm bí mật của thành công. Gleen đã không ngại ngần chia sẻ bí mật của mình. Cùng vợ, ông đã xây dựng nên một trung tâm giúp đỡ 9000 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn hiểu được cách sống đúng đắn để có được hạnh phúc. Bí quyết của Glenn nằm ở hai nơi. 

Bài học về “lòng quyết tâm”: Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới - H5
Không từ bỏ mang đến cho Glenn thành công. (Ảnh: t/h)

Một là trong những lời dạy từ tấm bé của cha mẹ:

“Cha mẹ tôi luôn nuôi dạy chúng tôi bằng nguyên tắc không bao giờ kêu ca, phàn nàn về bất cứ điều gì. Phàn nàn về những điều tôi không thể kiểm soát sẽ kìm hãm những điều tôi đang cố gắng thực hiện. Tôi chỉ để cho việc chạy của mình nói thay tất cả”. 

Nhưng hơn hết thảy, Glenn đã tìm thấy triết lý không từ bỏ của mình từ những lời dạy trong Kinh thánh. Ở ngôi nhà chung, nơi vợ chồng ông xây dựng để giúp đỡ các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn vượt lên nghịch cảnh để sống tốt, họ đã truyền cho những người trẻ hạt mầm đặc biệt nhất của triết lý sống không bao giờ từ bỏ này:

  • Nếu bạn không dám đứng lên vì một điều gì đó, bạn có thể gục ngã vì bất cứ điều gì. 
  • Niềm tin sẽ ảnh hưởng đến hành động, hành động sẽ tác động lên niềm tin.
  • Hãy hành động như thể thất bại là điều không thể.
  • Mỗi một việc lớn muốn hoàn thành đều phải bắt đầu bằng một ý nghĩ

Hy vọng rằng câu chuyện và những hạt giống của Glenn Cunningham đã cho bạn thêm hiểu hơn về “lòng quyết tâm”. Quyết tâm không đơn thuần là hô khẩu hiệu. Để không từ bỏ giữa chừng, như Glenn Cunningham đã chia sẻ, việc đầu tiên bạn cần tìm cho mình một niềm tin. Nói cách khác, bạn cần nhìn thấy rõ giá trị mà những hành động của mình đang xây dựng. 

Bài học về “lòng quyết tâm”: Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới - H6
Được đi trên chính đôi chân của mình là điều mà Glenn luôn mang theo trong những thời kỳ khó khăn nhất. (Ảnh: t/h)

Với Glenn, giá trị ấy là đôi chân, là sự tự chủ cuộc đời của mình, là không trở thành người tàn tật. Có được niềm tin chân chính, cũng chính là có được hình ảnh bạn muốn trở thành là điều quan trọng nhất. Khi giữ hình ảnh ấy trong tim, những lúc nản lòng, bạn sẽ tìm trở lại nó và điều tốt đẹp ấy sẽ tặng thêm cho bạn sức mạnh để cố gắng. 

Khi tìm được niềm tin, bạn cần hành động. Glenn không tự nói với chính mình là “mình sẽ đi được” rồi ngồi cả ngày trên giường với những suy nghĩ tiêu cực. Ông hành động. Ông luyện tập từ điều cơ bản nhất. Ông tập cho mình từng bước chân mỗi ngày. Và chỉ nghỉ khi không còn sức lực. Làm việc hết mình để trở thành con người theo niềm tin chân chính của bản thân cũng là điều ông giúp 9000 thanh niên trẻ hiểu được và sống với thái độ ấy mỗi ngày. Bởi chỉ có bắt tay vào làm việc, niềm tin của bạn mới được bồi đắp. 

Khi bắt đầu hành động, khi hiểu rõ điều mình muốn trở thành, trái tim bạn sẽ không còn chỗ cho những lời rèm pha hay xì xào, tâm hồn bạn không còn chỗ cho lười nhác và bê trễ. Bởi ở đó, quyết tâm, thôi thúc hướng đến điều tốt đẹp hơn đã lấp đầy chỗ trống. Để rồi bạn cứ tiến từng bước, không vội vàng nhưng không đủng đỉnh; kỷ luật nhưng đầy tự nguyện. Và khi đó, không cần hô hào, không cần khẩu hiệu, cũng không cần vật lộn với chính mình, bạn vẫn có thể làm những điều cần thiết để tới được với đích đến của mình.

Xem thêm:

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x