Lamanai: Một trong những thành phố lớn và lâu đời nhất của người Maya
Một trong những nơi sinh sống rộng lớn và lâu đời nhất của người Maya ở quốc gia Trung Mỹ Belize chính là Lamanai, nằm sâu trong khu rừng của Quận Orange Walk dọc theo sông New River Lagoon dài 30 dặm ở Bắc Trung Bộ Belize.
Người Maya đã sống và trồng ngô tại đó từ khoảng năm 1500 TCN – 1680 SCN. Rõ ràng, Lamanai chính là nơi định cư lâu nhất của người Maya trong số các khu vực họ sinh sống. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy hoạt động của con người ở khu vực này kéo dài trong hàng thiên niên kỷ.
Khu vực này được gọi là khu vực tiền Columbus, và trước khi bị Tây Ban Nha xâm lược, Lamanai được gọi là Laman’ayin (nghĩa là: cá sấu chìm). Khi quân xâm lược Tây Ban Nha kéo đến, các tu sĩ dòng Phan Sinh đã gọi sai tên “Laman’ayin” thành “Lamanai” (nghĩa là: côn trùng chìm). Sự nhầm lẫn này đã được các nhà khảo cổ sửa đổi lại năm 1978 và hậu tố quan trọng “ayin” đã được chính thức thêm vào cách gọi “sai lầm” của Tây Ban Nha.
Kỳ lạ thay, cái tên “Laman’ayin” tương tự như tên của vị vua xứ Lamanite – Vua Laman – trong “Sách Mặc Môn”, và theo Tiến sĩ Joseph Lovell Allen, người tiên phong trong nghiên cứu về lịch sử và địa lý của Trung Bộ Châu Mỹ, khu phức hợp đã bị hủy hoại của người Maya ở Lamanai có lẽ đã được đặt tên theo vị vua này.
>>> Loài người diệt vong vô số lần, biết được nguyên nhân sẽ khiến bạn sửng sốt
Bảo tàng địa phương có các bộ sưu tập các hiện vật ấn tượng được khai quật từ trang Lamanai, bao gồm đồ gốm, đồ tạo tác ngọc bích, đồng thời được bảo quản tốt, vũ khí và chạm khắc đá khổng lồ, bia, nơi Maya bảo tồn lịch sử của họ bằng những bức chạm khắc phức tạp.
Trong rừng, có những ngôi đền tiền Columbus khổng lồ được dùng như những nơi tổ chức nghi lễ tôn vinh các vị thần của người Maya. Người ta tin rằng Lamanai chứa khoảng 100 công trình và 12 loại chính. Hầu hết trong số đó vẫn đang bị chôn vùi hay bị rừng rậm, bụi cây che phủ và chưa được khám phá. Chỉ có ba trong số chúng đã được khai quật.
Một trong số đó là một cấu trúc kim tự tháp được gọi là “Đền thờ của mặt nạ Jaguar” có niên đại từ năm 625 SCN và được trang trí với một cặp mặt nạ đặc biệt ở hai bên của cấu trúc, mô tả báo đốm, một trong những con vật linh thiêng nhất của người Maya.
Một cấu trúc ấn tượng khác là Đền Cao, cao 33 m so với mặt đất. Kiến trúc cuối cùng và cũng là nhỏ nhất trong số đó là Đền Mặt Nạ, được trang trí bởi mặt nạ cao 4m của một vị vua Maya cổ đại (được cho là Thánh Olmec, hoặc Kinich Ahau, thần Mặt Trời của người Maya) với một cái mũ hình cá sấu.
Ngôi đền này cho thấy nghệ thuật với tay nghề bậc cao của giai đoạn đầu Trung cổ điển và hậu cổ điển của người Maya – từ năm 200 TCN đến 1300 SCN. Trong quá trình khai quật ngôi đền này, các nhà khảo cổ khai quật hai ngôi mộ.
Không giống như nhiều tàn tích Maya khác, phần lớn Lamanai được xây dựng theo từng lớp, không có gì bị cố ý phá hủy. Cấu trúc ngôi đền cổ đã được tìm thấy bên dưới Đền Thờ Cao và Đền Mặt Nạ. Người ta đã xây dựng trên các đền thờ của tổ tiên họ, thay vì phá hủy chúng. Các công trình xây dựng cuối cùng trên hai ngôi đền này diễn ra vào thế kỷ thứ 7 SCN.
Xuân Nhạn, theo Ancient Pages