Tại sao Hoa Kỳ phải trở thành một xã hội “giàu khát vọng” một lần nữa?
Xã hội giàu khát vọng là gì? Đó là khi xã hội đó cảm thấy biện pháp để giải quyết đói nghèo chính là để người nghèo tìm kiếm cơ hội làm giàu thông qua quá trình lao động cật lực và tự cải thiện bản thân. Hoa Kỳ từng được phân loại theo thuật ngữ này, nhưng những năm gần đây đang trở thành một xã hội đầy lòng đố kỵ.
Hiện tại, các xã hội mang nhiều khát vọng bao gồm Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Chile.
Ngược lại, Pháp cũng là một xã hội sống trong sự đố kỵ. Tại Pháp, việc mọi người thường gọi điện thoại cho chính quyền “mách lẻo” những người hàng xóm của họ không trả tiền thuế khi lắp đặt một hồ bơi hoặc mua một chiếc xe đắt tiền là điều quá phổ biến. Sự đố kỵ này xuất phát từ tâm lý cho rằng nền kinh tế là một chiếc bánh, và nó sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng nếu người này được phần nhiều còn người kia lại được phần ít hơn.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người bỏ lỡ đó là nền kinh tế không phải là một chiếc bánh hữu hạn, mà là hàng ngàn chiếc bánh nướng, và các nhà phát minh và doanh nhân sẽ tiếp tục tạo ra những mẻ bánh mới khi họ đổi mới, khi những món bánh lạc hậu phai nhạt đi.
Thật không may, lòng đố kỵ đang hủy hoại hạnh phúc và sự hài lòng, lấy đi khả năng tận hưởng và biết ơn điều may mắn của mọi người. Trạng thái tâm lý này không chỉ gây hại cho người có lòng đố kỵ, mà còn cho những người họ đang ganh tỵ.
Tuy nhiên, lòng đố kỵ đã được các chính trị gia biến thành một phẩm chất đạo đức, những người này nhìn nhận sự đố kỵ như một cách để họ đạt được quyền lực và kiểm soát dân số mù quáng của mình. Thay vì tập trung vào việc cải thiện bản thân, người có lòng đố kỵ tin rằng con đường hạnh phúc của họ có liên quan đến số phận của những người mà họ ghen tỵ. Về bản chất, mức độ hạnh phúc của họ sẽ tăng lên nếu họ có thể kéo người khác xuống, một thái độ có phần chống lại xã hội thịnh vượng và cản trở sự tiến bộ xã hội.
Nói về chủ đề này, học giả Tony Esolen lưu ý:
“Bây giờ nếu ta gạt sang một bên chủ nghĩa quân bình trong chính trị — một sự phản chính trị của lòng đố kỵ tràn lan – ta có thể thấy tại sao sự ganh ghét những mặt tốt của người khác không chỉ làm tổn thương cộng đồng mà còn phá hủy nền tảng mà cộng đồng đáng lẽ nên được xây dựng trên đó. Đó là bởi vì chúng ta rõ ràng không được ưu đãi giống nhau, không may mắn, không có tài năng, sức khỏe hay công việc như nhau. Và chúng ta nên tạ ơn Chúa vì sự bất bình đẳng đó, vì Ngài là người đã tạo nên điều đó”.
Các xã hội mang khát vọng nhận ra rằng, việc có được cơ hội bình đẳng để mọi người có thể thành công sau quá trình làm việc cật lực, từ đó giúp người nghèo trở nên sung túc hơn, là điều cần thiết khi các chính phủ đang cung cấp khung pháp lý, cấu trúc và thể chế hỗ trợ. Nhiều xã hội có khả năng ngoi lên với những chủ đề phổ biến trong hiện tại có thể kể đến như những chính phủ nhỏ, thuế thấp, ít quy định của chính phủ, luật pháp, đồng tiền bình ổn, hiệu quả kinh doanh và giao dịch tự do. Các xã hội thực nghiệm phản ứng với sự bất bình đẳng bằng cách làm việc hướng tới khắc phục những thiếu sót của cá nhân hơn là cố gắng “dòm ngó” những người khác hoặc thông qua cuộc cách mạng phá hoại.
Hoa Kỳ có một số khía cạnh của một xã hội đầy khát vọng, có thể nhìn thấy điều này thông qua một bài viết với tựa đề “The Vice of Envy” (tạm dịch: Sự đồi bại của lòng đố kỵ) của tác giả Rod Dreher. Trong đó, Dreher chia sẻ hoàn cảnh của một anh bạn người Paris phải di cư sang Hoa Kỳ vì quá thất vọng. Ông giải thích rằng văn hóa đố kỵ đã tàn phá nước Pháp một cách khủng khiếp. Anh bạn này bị gán mác trốn thuế vì lái một chiếc xe sang trọng. Nước Pháp đã phá hủy tinh thần làm việc của anh, anh đã đến Mỹ và xây dựng một doanh nghiệp thành công, qua đó tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người khác.
Trong khi công việc kinh doanh của anh phát triển mạnh ở Mỹ, nước Pháp lại trải qua nhiều cuộc biểu tình liên quan đến tuổi nghỉ hưu và thời gian làm việc trong tuần. Công nhân Pháp nhận được 24 ngày nghỉ có lương so với 10 ngày ở Hoa Kỳ, nên không lấy làm khó hiểu vì sao người bạn Paris của Dreher lại lên tàu và đi đến Hoa Kỳ để lập nghiệp.
Một hành động nào đó không nhất thiết phải cho thấy sự công bằng hay bất công. Có một giả định sai lầm rằng công lý đòi hỏi sự bình đẳng ở tất cả mọi thứ. Nhưng như Dreher chỉ ra, chủ nghĩa quân bình có thể vi phạm thước đo công lý một cách nặng nề và trở thành thảm họa cho tất cả mọi người. Một xã hội không thể tránh khỏi xảy ra những sự việc bất công. Do đó, “công bằng xã hội” thực sự không nên hình thành từ trong chủ nghĩa bình quân, mà nên được tạo ra trong quá trình làm việc để cho mọi người thấy được khen thưởng một cách công bằng, xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Và xã hội khát vọng đang làm tốt điều này.
Nếu Mỹ quay về là một xã hội đầy khát vọng như vậy, chẳng phải những xung đột sẽ được giảm bớt và các công dân của đất nước này có thể sống đời sống thịnh vượng hơn sao?
Xuân Nhạn, theo ITO