Sếp Nhật nhấn mặt nhân viên vào nồi lẩu đang sôi

24/11/18, 10:50 Chưa phân loại

Đoạn clip giám đốc của một công ty Nhật Bản nhấn mặt nhân viên vào nồi lẩu đang sôi khiến cư dân mạng nước này phẫn nộ.

Ảnh người nhân viên bị nhấn mặt vào nồi lẩu đang sôi. (Ảnh qua South China Morning Post)
Ảnh người nhân viên bị nhấn mặt vào nồi lẩu đang sôi. (Ảnh qua South China Morning Post)

Đoạn clip dài hơn 1 phút nói trên, dường như được quay bằng điện thoại, ban đầu được đăng tải trên trang web của tạp chí Shukan Shincho nhưng sau đó được những trang tin khác chia sẻ lại rầm rộ.

Đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm người đang tham dự một buổi tiệc với bia và thức ăn trên bàn. Ở giữa bàn là một nồi lẩu đang sôi và giám đốc công ty đã nhấn mặt của một nam nhân viên vào nồi lẩu này trong tiếng cười sảng khoái của những người còn lại.

Đoạn video trên trang web của tạp chí Shukan Shincho chú thích rằng vụ việc xảy ra tại tiệc tất niên 2015 của một công ty giải trí ở Tokyo. Tờ Mainichi xác định công ty này tên là MELM. Đoạn clip còn chia sẻ bức ảnh nạn nhân bị bỏng nặng ở mặt. 

Nạn nhân khẳng định rằng phải mất một tháng vết thương mới lành và rằng mỗi lần nhìn thấy nồi lẩu, anh đều nhớ lại vụ tấn công.

Luật sư đại diện nạn nhân khẳng định thân chủ của ông đã đệ đơn kiện hình sự nhằm vào giám đốc công ty để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Danh tính nạn nhân không được tiết lộ và hiện vẫn chưa rõ vì sao người này chờ đến 3 năm mới trình đơn kiện. Nạn nhân nói thêm rằng anh muốn giám đốc phải nhận lỗi và bồi thường.

Ngay khi đoạn video được đăng tải, nhiều người dùng mạng tỏ ra bức xúc với vụ việc mà họ mô tả là “khủng khiếp”. Nhiều người mô tả kẻ tấn công là “gã sếp tồi tệ nhất” mà họ từng thấy, đồng thời yêu cầu pháp luật trừng trị hắn ta cũng như những người không ra sức can thiệp.

Cũng có ý kiến cho rằng tình trạng cấp dưới bị bắt nạt đã ăn sâu vào văn hóa công sở Nhật Bản. “Bạn không được phép nói “không” với sếp và cấp trên. Những quy tắc chính thức, trên giấy tờ thường xuyên bị che phủ bởi những luật bất thành văn” – một người dùng mạng chia sẻ.

Theo cuộc khảo sát được Liên minh Công đoàn Nhật Bản tiến hành vào năm 2017, 30% trong tổng số 1.000 nạn nhân bị “bắt nạt, quấy rối” tại nơi làm việc chia sẻ rằng họ phải điều trị tâm lý và 20% nói rằng họ phải nghỉ việc.

Theo NLD.com.vn

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

x