Trung Quốc dùng ‘lệnh miệng’ để cứu phim nội
– Các chủ rạp ở Trung
Quốc bất ngờ nhận được “lệnh miệng” phải ngưng chiếu hoàn toàn phim hoạt hình
“The Croods” để dành khoảng trống cho phim nội địa.
“Fast & Furious 6” nửa tháng thu nửa tỉ đôGoogle – “điềm báo” phim ăn hay ế khách“After Earth” của Will Smith có đáng bị ném đá?
Đó là thông tin mà một nhà quản lý chuỗi rạp chiếu có trụ sở
tại Quảng Châu vừa tiết lộ cho tờ Hollywood Reporter với điều kiện ẩn danh. Bản
điện tử của tờ báo này thuật lại lịch chiếu bộ phim hoạt hình bom tấn “The
Croods” của hãng DreamWorks lẽ ra phải đến ngày 24/6 mới kết thúc.
“The Croods”, nạn nhân mới nhất của chiến lược dọn dẹp phim ngoại để cứu phim nội của Trung Quốc. |
Giữa tuần qua, các nhà quản lý rạp chiếu trên
khắp Trung Quốc đại lục bất ngờ nhận được “lệnh miệng” từ giới chức trách yêu
cầu dừng lịch chiếu “The Croods”. Bộ phim vốn từng rất ăn khách tại VN vào cuối
tháng 3 vừa qua với tựa “Cuộc phiêu lưu của nhà Croods”.
Động thái này được cho là để cứu vãn doanh thu cho một số bộ phim
hoạt hình do Trung Quốc sản xuất, nhưng chẳng gây được mấy ấn tượng đối
với khán giả. Cũng như tránh khả năng thất bại cho “Phú xuân sơn cư đồ”,
một
phim Hoa ngữ với sự góp mặt của Lưu Đức Hoa và Lâm Chí Linh, ra mắt ngày
8/6.
Bộ phim được chính quyền hậu thuẫn, sản xuất bắt chước theo mô hình phim
bom
tấn của Hollywood,
với ý đồ xây dựng một nhân vật kiểu “007” người Trung Quốc.
Tính từ lúc khởi chiếu ngày 20/4, “The Croods” liên tục dẫn
đầu phòng vé với tổng doanh thu lên tới 63,7 triệu USD. Bộ phim vẫn đang đắt
khách với khoảng 3000 màn ảnh còn trình chiếu tại thời điểm nó bị đuổi khỏi rạp
chiếu. Trong khi đó, kể từ ngày ra mắt 1/6, ba bộ phim hoạt hình do Trung Quốc
sản xuất: “Happy Little Submarine 3: Rainbow Treasure”, “The Adventures of
Sinbad 2013” và “Kuiba 2” chỉ kiếm được khoảng 16,2 triệu USD, gần
bằng một phần tư tổng doanh thu của “The Croods”.
“Phú xuân sơn cư đồ” với diễn xuất của Lưu Đức Hoa đang đứng trước cơ hội độc chiếm phòng vé tháng 6 tại Trung Quốc. |
Như vậy, trừ “Star Trek Into Darkness” đã khởi chiếu vào cuối
tháng 5, các rạp phim ở Trung Quốc sẽ chỉ
có phim nội được ra mắt trong ba tuần đầu tiên của tháng 6. Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc
dùng “lệnh miệng” để dọn quang rạp chiếu, ép người dân phải coi phim nội địa,
vốn bị kiểm duyệt gắt gao về nội dung và cố gắng kích thích lòng tự hãnh dân
tộc một cách thái quá.
Tháng 4 vừa qua, bộ phim được đề cử Oscar “Django Unchained”
đã bất ngờ bị rút khỏi rạp chiếu ngay khi vừa ra mắt, các rạp buộc phải hoàn
tiền lại cho khán giả đã lỡ mua vé. Bộ phim về thời kỳ nô lệ ở Mỹ được quay trở
lại rạp một tháng sau đó nhưng đành chịu thất bại về doanh thu khi chỉ kiếm
được 2,5 triệu USD. Lý do, số rạp nhận chiếu ít đi, cũng như khán giả không còn
muốn xem một bộ phim vừa bị phát hành trễ, vừa bị kiểm duyệt tới lui nhiều lần.
“Django Unchained” mất cơ hội doanh thu khi bị nhà chức trách dùng “lệnh miệng” rút khỏi rạp chiếu đột ngột. |
Bên cạnh cơ quan quản lý về phim ảnh và truyền hình, The China Film Group – công ty do
nhà nước Trung Quốc kiểm soát – được cho là thường dùng quyền lực của đầu mối duy nhất được
phép nhập phim nhằm can thiệp thị trường, làm cho rạp chiếu bỗng nhiên quang đãng
khác thường trước sức ép của Hollywood.
Còn nhớ tháng 7 năm ngoái, hai bộ phim bom tấn mà cả thế giới đang hào hứng xem là “The
Dark Knight Rises” và “The Amazing Spider-Man” đã bị đẩy lịch chiếu sang tháng
tám, dành chỗ cho “Họa bì phần 2” độc chiếm rạp chiếu. Năm 2011, siêu phẩm
“Harry Potter và bảo bối tử thần phần 2” cũng phải nhường rạp chiếu cho “Kiến
đảng vĩ nghiệp”, một bộ phim tuyên truyền về sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Theo Hiệp hội điện ảnh Mỹ, Trung Quốc hiện thị trường chiếu
bóng lớn thứ hai thế giới với tổng doanh thu tiền vé vào khoảng 2,7 tỷ USD
trong năm ngoái. Tuy nhiên, nước này chỉ cho phép nhập 34 phim ngoại mỗi năm,
trong đó 14 phim phải ở định dạng 3D hoặc Imax, đi kèm chế độ kiểm duyệt phim
ảnh gắt gao.
Tình thế buộc Hollywood đang nghĩ ra nhiều cách để thâm nhập
thị trường này như tạo ra các phiên bản phim chiếu riêng ở Trung Quốc, huy động
vốn hoặc hợp tác sản xuất với ngành làm phin địa phương hoặc mời ngôi sao điện
ảnh Hoa ngữ tham gia “góp vui” trên phim.
Khải Trí
(vietnamnet.vn)