Vì sao các bậc đế vương thời xưa đều rất coi trọng long mạch?

31/10/18, 10:07 Tri thức

Long mạch là một khái niệm quan trọng trong phong thủy học. Long mạch có sự liên hệ trực tiếp tới sự thịnh suy của vương triều và sự ổn định của giang sơn. Các bậc đế vương xưa rất coi trọng phong thủy, long mạch, và trong lịch sử cũng lưu truyền rất nhiều câu chuyện liên quan.

Theo văn hóa Trung Hoa xưa, long mạch trên mặt đất đối ứng với nhân mạch trên nhân gian, và thiên mạch trên trời.
Theo văn hóa Trung Hoa xưa, long mạch trên mặt đất đối ứng với nhân mạch trên nhân gian, và thiên mạch trên trời. (Ảnh qua Twitter)

Trong “Tuyết tâm phú chính giải” có viết: “Long mạch được dùng để biểu thị các hiện tượng hướng đi, độ nhấp nhô, sự chuyển hướng, biến hóa của mạch núi, đồng thời từ đó suy luận bố cục tốt xấu của một vị trí địa lý nào đó”.

Văn hóa Trung Hoa cổ xưa cho rằng, vạn sự vạn vật trong vũ trụ sinh ra đều có sự đối ứng, long mạch trên mặt đất đối ứng với nhân mạch trên nhân gian, và thiên mạch trên trời. Thiên mạch chính là “Thiên ý”, quyết định sự biến đổi của thiên tượng, long mạch chính là mạch của địa tượng, quyết định sự biến hóa của địa tượng.

Bức tranh ‘Trung Quốc tam đại can long tổng giám’, được tuyển chọn từ cuốn “Tinh hiệu địa lý nhân tử tu tri”, do Từ Thiện Kế, Từ Thiện Thuật thời Minh biên soạn. Bức tranh vẽ ra ba long mạch lớn của Trung Quốc cổ đại. Ba long mạch lớn này chính là Bắc mạch, Trung mạch và Nam mạch.

Long mạch liên quan đến sự hưng thịnh – suy thoái của vương triều

Các bậc đế vương cổ xưa được xưng là chân long thiên tử, nếu như một người có thể làm hoàng đế, thì huyệt mộ tổ tông phải nằm trên chân long (long mạch chính) của long mạch, mới có thể tạo ra quan hệ đối ứng giữa nhân mạch và địa mạch, đồng thời cũng đối ứng với thiên mạch, như vậy mới thể hiện được là thuận theo “Thiên ý”, từ đó mới đạt được hiện tượng “Phi long tại thiên”, trở thành chân long thiên tử.

Long mạch có sự liên hệ trực tiếp với sự thịnh suy, hoặc thay đổi của vương triều, và cũng ảnh hưởng đến sự ổn định, trường cửu của giang sơn, vì vậy đế vương các triều đại đều vô cùng coi trọng phong thủy, trong lịch sử lưu truyền rất nhiều câu chuyện liên quan đến long mạch.

Long mạch liên quan đến sự hưng thịnh - suy thoái của vương triều
Long mạch liên quan đến sự hưng thịnh – suy thoái của vương triều. (Ảnh qua Grunge)

Tương truyền cuối triều Minh, có nhà thiên văn ban đêm quan sát thiên tượng, thấy phía bắc Trung Quốc có xuất hiện đế vương tinh, vương khí rất vượng, hoàng đế triều Minh vô cùng hoảng sợ, phái rất nhiều thầy phong thủy đi Liêu Đông phá long mạch, tổng cộng đã phá 99 long mạch ở Liêu Đông.

Đây là một truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi khắp vùng Tân Tân, Thuận Phủ. Người già kể, Minh triều có hai cách để phá long mạch, cách thứ nhất là ở vùng long đầu, cho tu sửa miếu hoặc xây tháp để áp chế địa khí; cách khác chính là khoét long gân, chặt cổ long mạch, trên vùng cổ long mạch sẽ khoét mương rãnh, thông thường một rãnh sẽ sâu khoảng 5 thước, rộng khoảng 6, 7 thước, sau đó nhét đầy phân ngựa, buổi tối ủ nó lên, như vậy là sẽ phá được long mạch. Trong huyện Tân Tân, có hơn mười mấy ngọn núi bị đào rãnh, những ngọn núi này không có cái nào ngoại lệ, đều có tên gọi chung là núi long đầu.

Có một số thôn dân cao tuổi kể, năm đó Minh triều phái người đến Đông Bắc phá vỡ 99 long mạch, chỉ còn sót lại một, đó chính là ngọn núi phía sau Thanh Vĩnh lăng ngày nay – núi Khởi Vận. Núi chính là gốc rễ của phong thủy, là tượng trưng cho long mạch. Được biết núi Khởi Vận chính là Huyền long, Nỗ Nhĩ Cáp Xích được sự phù hộ của Huyền long này, nên về sau con cháu của ông mới giành được thiên hạ.

Năm 1644, Thanh Thế Tổ nhập quan, hoàng đế Đại Thanh sau khi ở Bắc Kinh ổn định giang sơn vẫn không quên tổ tông, trong vòng 150 năm từ đời vua Khang Hy đến vua Đạo Quang, lần lượt 4 vị hoàng đế đã đến Vĩnh lăng tế bái tổ tông 9 lần. Để bảo vệ vùng đất long mạch hưng thịnh này, triều đình nhà Thanh đã mở rộng phạm vi bảo hộ kéo dài đến hết tỉnh Liêu Ninh ngày nay.

Trong “Thịnh kinh điển chế bị khảo”, có ghi chép tỉ mỉ về phạm vi bảo hộ long mạch của triều Thanh, và bản đồ bảo hộ long mạch, để giữ gìn cho long mạch không bị xâm phạm và phá hoại, vương triều Thanh đã cho xây dựng hệ thống tường Liễu điều biên (bao gồm các mương và kè trên trồng cây liễu) kéo dài hơn 3000m ở vùng quan ngoại.

Theo sử sách ghi chép, Liễu điều biên không xây dựng các bức tường như Vạn Lý Trường Thành, mà là đào hào. Thông thường hào rộng 8 thước, sâu 8 thước. Đất cát đào hào lại được chất thành đống cao 3 thước hai bên hào, sau đó trên đống đất cứ cách 5 thước lại trồng một cây liễu, giữa các cây liễu dùng dây thừng nối lại, như vậy là hình thành nên bức tường liễu, sử sách gọi là Liễu điều biên.

Bức tường liễu, sử sách gọi là Liễu điều biên.
Bức tường liễu, sử sách gọi là Liễu điều biên. (Ảnh: Internet)

Trong vòng vây bảo hộ của Liễu điều biên, triều đình nhà Thanh còn cử thêm quân lính hùng hậu canh giữ, không cho phép sản xuất hay khai phá quy mô lớn. Việc này đã khiến cho sự phát triển xã hội của Liêu Ninh rơi vào đình trệ, cảnh tượng vô cùng thê lương, dân cư thưa thớt, thành quách tiêu điều.

Có lẽ là một sự trùng hợp, vốn dĩ hoàng đế các triều đại nhà Thanh sợ đào đứt long mạch, nên ra sức cấm khai thác than đá ở Phủ Thuận, nhưng khi quốc lực suy kiệt, đã ra lệnh khai thác vào năm 1901. Mười năm sau, vương triều Đại Thanh vĩnh viễn lui khỏi vũ đài lịch sử.

Trung Quốc có bao nhiêu long mạch

Mỗi vương triều đều có long mạch của riêng mình, lịch sử Trung Quốc đã từng có 24 vương triều, như vậy tính ra ít nhất cũng phải có 24 long mạch.

Long mạch của Hoàng Đế nằm ở Trung Nguyên lưu vực sông Hoàng Hà; long mạch của Đại Ngu nằm ở núi Cửu Long thuộc huyện Vấn Xuyên, Tứ Xuyên ngày nay; long mạch của Thương Thang ở lưu vực sông Hoàng Hà; long mạch của triều Chu là ở Kỳ Sơn; long mạch của triều Tấn là ở Hàm Dương; long mạch của triều Hán là ở Phái huyện; long mạch của Tây Tấn là ở Hà Nội; long mạch của Tùy triều là ở Hoàng Nông; long mạch của triều Đường là ở Trường An, Lũng Tây, Thái Nguyên; long mạch của triều Tống ở Khai Phong, Củng Nghĩa, Lạc Dương; long mạch của triều Nguyên là ở trên thảo nguyên Nội Mông Cổ; long mạch của triều Minh là ở Phượng Dương, An Huy; long mạch của triều Thanh là ở Đông Bắc.

Long mạch không phải lúc nào cũng cố định không thay đổi, nhưng có một điểm tương đồng đó là: đại đa số long mạch đều là dựa núi sát sông.

Núi Côn Lôn, sông Hoàng Hà, được coi là ngọn nguồn của sinh khí. Khí mạch từ núi Côn Lôn tỏa ra khắp thế giới, và chia làm 5 nhánh long mạch, trong đó có 3 nhánh là ở Trung Quốc, hai nhánh còn lại kéo dài hướng về Châu Âu, vì vậy mới được tôn xưng là vua các núi trong thiên hạ.

Long mạch Trung Quốc trải dài vạn sơn

Thủy tổ long mạch của Trung Quốc bắt nguồn từ núi Côn Lôn. (Ảnh: Flickr)
Thủy tổ long mạch của Trung Quốc bắt nguồn từ núi Côn Lôn. (Ảnh: Flickr)

Thủy tổ long mạch của Trung Quốc bắt nguồn từ núi Côn Lôn. Bên trái núi Côn Lôn (phía Tây Bắc) là dãy núi Thiên Sơn, dãy núi Kỳ Liên Sơn, dãy núi Âm Sơn. Phía bắc có núi A Nhĩ Thái, chạy dọc với nó còn có núi Hạ Lan, Đại Tiểu Hưng An lĩnh, núi Trường Bạch, bên phải núi Côn Lôn (hướng Đông Nam, Tây Nam) có núi Đường Cổ Lạt Sơn, Hy Mã Lạp Nhã Sơn, núi Hoành Đoạn Sơn…

Long mạch của núi Côn Lôn được kẹp giữa các dãy núi Nam Bắc kể trên, long mạch chính nằm ở thành phố Tây An (cố đô Trường An) tỉnh Thiểm Tây, sau đó phía đông chạy ra Trung Nguyên (Hà Nam), đồng thời cũng chia ra các nhánh chạy theo hướng Bắc, hướng Nam, hướng Tây, hình thành nên một giếng thể hệ thống long mạch núi Côn Lôn.

Núi Côn Lôn sau khi chạy đến Trung Nguyên, chạy về hướng đông có núi Lục Bàn, Thái lĩnh, chếch về phía Bắc có Thái Hành Sơn, chếch phía Nam có núi Vu Sơn, Tuyết Phong sơn, Võ Di sơn; phía Nam là Nam lĩnh; cộng thêm Ngũ nhạc: Bắc nhạc Hằng sơn, Đông nhạc Thái sơn, Tây nhạc Hoa sơn, Trung nhạc Tung sơn, Nam nhạc Hành sơn. Còn có Hoàng sơn ở phía Đông và Ngọc sơn ở Đài Loan (Cao gần 4000m so với mực nước biển), Tây Nam là dãy Nga My sơn.

Những long mạch lớn nhỏ này đã kéo dài long mạch của núi Côn Lôn, tạo nên một bức Trung Hoa cự long đồ (một bức tranh long mạch lớn), nó không chỉ là một mạch đơn lẻ mà là một quần thể ngọa long lớn nhỏ khác nhau.

Long mạch Trung Quốc thủy tú bao quanh

Sông Trường Giang
Sông Trường Giang, dòng sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ 3 thế giới, (Ảnh qua Sohu)

Sông ngòi là mạch của long mạch, nước chính là máu của long mạch. Trung Quốc có ba con sông lớn, gồm Hoàng Hà, Trường Giang và Châu Giang. Trong ba con sông lớn thì Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, nơi bắt nguồn của sông Hoàng Hà là từ núi Ba Nhan Khách Lạp, còn núi Đường Cổ Lạt nằm ở khu tự trị Tây Tạng chính là đầu nguồn của sông Trường Giang.

Hoàng Hà, Trường Giang và Châu Giang đều đổ về phía Đông, lần lượt chảy vào biển Bột Hải, Đông Hải và Nam Hải. Hoàng Hà dài hơn 5.400km, chảy qua Thanh Hải, Tứ Xuyên, Thiểm Tây tới Sơn Đông rồi đổ vào biển Bột Hải, chảy qua 9 tỉnh; sông Trường Giang dài hơn 6.300km, chảy qua Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam, Qúy Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô đến Thượng Hải thì đổ vào biển Đông Hải, chảy qua 8 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Châu Giang bắt nguồn từ cao nguyên Vân Qúy, chảy qua Qúy Châu, khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây và tỉnh Quảng Đông, con sông chảy qua thành phố Quảng Châu tạo nên đồng bằng Châu Giang màu mỡ, sau đó thì đổ vào biển Nam Hải. Ngoài ra, phía Đông Bắc còn có Hắc Long Giang, Tùng Hoa Giang, Liêu Hà, Áp Lục Giang, Đồ Môn Giang, Nộn Giang; Tây Bắc có Tháp Lý Mộc Hà, Ngạch Nhĩ Tề Tư Hà; Nhã Lỗ Tàng Bố Giang, Lan Thương Giang, Nộ Giang; vùng Đông Bộ có Duy Hà, Hải Hà, và hơn 2.000 ao hồ tự nhiên.

Ba con sông lớn chảy cùng hướng với đại long mạch, cùng với ao hồ sông ngòi lớn nhỏ hình thành nên thế núi ôm nước bọc của Trung Hoa.

Núi là tư thế của long mạch, nước là máu của long mạch, long mạch không thể tách rời núi và nước. Từ cổ đến nay, vùng đất núi ôm nước bọc là phong thủy bảo địa (đất quý). Con người sống trong môi trường tự nhiên non xanh nước biếc, đó chính là một sự hưởng thụ hài hòa và vui vẻ.

Đáng tiếc là, mấy chục năm nay, việc ngăn sông để xây đập, phá núi để khai khoáng, lấp hồ để xây nhà, đã khiến cho đại long mạch vốn được dân tộc Trung Hoa bảo vệ hàng ngàn năm nay đã bị tổn hại nghiêm trọng.

Con người phải hòa hợp với tự nhiên, mọi hành động đi ngược lại với quy luật tự nhiên của loài người, sớm muộn gì cũng phải nhận sự trừng phạt từ tự nhiên.

Tuệ Tâm, theo Kan NewYork

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x