ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P6): Dùng tiền và quyền bịt miệng thế giới

28/09/18, 14:22 Trung Quốc

Lịch sử 5000 năm của Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam vì đặc thù vị trí địa lý. Vì vậy, con đường lịch sử mà dân tộc Trung Hoa trải qua, cùng định hướng tương lai của đất nước này là có quan hệ chặt chẽ đến vận mệnh và tương lai của dân tộc Việt.

ĐCSTQ có thể dùng tiền và quyền lực để thao túng hệ thống nhân quyền Liên Hiệp Quốc. (Ảnh qua MEO)

TÓM TẮT CÁC KỲ TRƯỚC

Ở bên trong Trung Quốc, ĐCSTQ có một mục tiêu bất biến. Vì để duy trì quyền lực, ĐCSTQ đã khiến cho con người sa đọa thông qua việc hủy diệt văn hóa truyền thống, nhồi nhét tư tưởng méo mó, đưa con người qua các cuộc vận động chém giết để họ vô cảm trước sinh mệnh, rồi lại biến họ thành động vật kinh tế để mặc cho ĐCSTQ chăn dắt, không có cơ hội được trở mình…

KỲ 6: DÙNG TIỀN VÀ QUYỀN BỊT MIỆNG THẾ GIỚI

Nếu không có sự lớn mạnh về kinh tế, thì ĐCSTQ sẽ không có quyền phát biểu trước thế giới. Thực tế đã cho thấy, khi đứng trước lợi ích, thì dân chủ, tự do trở nên không đáng tiền. Trung Quốc đã dùng tiền và quyền để thao túng rất nhiều phương diện của thế giới tự do, từ doanh nghiệp, truyền thông, điện ảnh cho đến cả các tổ chức lớn như Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Nếu nhìn lại và so sánh cách làm của ĐCSTQ đối với các vấn đề trong và ngoài nước, thì biểu hiện về phương thức có thể khác nhau, nhưng thực chất vẫn đều nằm trong mục tiêu bất biến là làm bại hoại đạo đức của nhân loại. Lợi dụng lòng tham và dục vọng, ĐCSTQ đã và đang biến thế giới tự do trở thành kẻ đồng lõa, kẻ tiếp tay cho tội ác của nó.

Tận dụng “quyền lực cứng” thông qua áp chế về kinh tế

Thành công về kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra cả quyền lực cứng và quyền lực mềm. Quyền lực cứng của Trung Quốc có thể hiểu là một dạng dựa vào “lật đổ, bắt nạt và áp lực, những yếu tố kết hợp nhau để khiến các quốc gia phải tự kiểm duyệt hành vi của mình” (theo The Economist). Ví dụ, Trung Quốc đã từng trừng phạt Na Uy vì đã trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba. Một nhà xuất bản Úc cũng bị đe dọa hạn chế quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc khi họ cho ra lò một cuốn sách phê phán Trung Quốc.

Chiến lược “Một vành đai – Một con đường” được ông Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, đi qua 60 quốc gia trên toàn thế giới tại các khu vực châu Á, châu Âu, châu Phi được coi là một “ván bài thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc”. Giai đoạn từ năm 2014 – 2016, Trung Quốc đã đầu tư 50 tỷ USD vào các quốc gia mà Sáng kiến này đi qua. Kết quả thu lại được tổng giá trị thương mại lên tới gần 3 nghìn tỷ USD, song song với nó là củng cố các mục tiêu an ninh cốt lõi của Trung Quốc bao gồm tăng cường chiến lược ngoại vi thông qua việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng trực tiếp từ châu Âu đến Đông Nam Á, tiếp cận về mặt quân sự chiến lược đối với các vùng biển bên ngoài lục địa Á – Âu và lôi kéo những “người bạn trong mọi hoàn cảnh“, như cách Trung Quốc thường gọi các đồng minh.

Sơ đồ Chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc năm 2015. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Sáng kiến “Một vành đai – Một con đường” không phải là một cơ chế khu vực để hòa hợp lợi ích của các nước tham gia để đạt được “sự hợp tác cùng thắng“, mà là sáng kiến quốc gia đơn phương, được thiết kế để kết nối lợi ích kinh tế và chiến lược của lục địa Á – Âu, Đông Á, Đông Nam Á đến Nam Á, với những lợi thế đặc biệt cho Trung Quốc. Nó cũng phản ánh chính sách xét lại của Trung Quốc trong việc theo đuổi các thỏa thuận ưu đãi, phi cạnh tranh và phân biệt đối xử, vốn là động cơ đằng sau tham vọng của Trung Quốc nhằm tạo ra những sự lệ thuộc về kinh tế, giành ảnh hưởng chính trị và cuối cùng là áp đặt chính sách bá quyền.

Ngành công nghiệp Internet hùng hậu và thị trường rộng lớn của Trung Quốc cũng chi phối mạnh các công ty công nghệ nước ngoài, đặc biệt những công ty không nghe theo Chính phủ Trung Quốc hoặc làm cho Chính phủ Trung Quốc lo lắng sẽ bị gây cản trở. Một mặt Trung Quốc tìm mọi cách gây khó khăn đối với những công ty nước ngoài này, mặt khác gây dựng sản phẩm nhái có thương hiệu Trung Quốc, tiêu biểu như Google bị Baidu thay thế, Twitter bị Weixin thay thế. Cuối cùng, công ty Google phải chọn cách rời khỏi Trung Quốc, còn Twitter hiện vẫn bị cấm.

Một người phụ nữ trước trụ sở cũ của Google tại Trung Quốc năm 2010. ( Ảnh: Reuters)

Không có nhiều công ty nước ngoài giữ được lập trường trước áp lực thị trường tại Trung Quốc. Tháng 11/2017, Apple đã gỡ 674 ứng dụng VPN khỏi App Store ở Trung Quốc theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc. VPN là ứng dụng trên điện thoại thông minh hay máy tính để bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng. Việc làm này của chính quyền nhằm mục đích ngăn chặn người dân Trung Quốc có thể phát ngôn tự do với cộng đồng quốc tế. Cùng thời điểm, Skype cũng đã bị gỡ khỏi các trang web ứng dụng nội địa cũng như App Store tại Trung Quốc.

Kể từ ngày 28/2, dịch vụ iCloud của Apple tại Trung Quốc cũng sẽ được chuyển giao cho công ty “Đám Mây Quý Châu” có hệ thống Đảng ủy phụ trách vận hành. Động thái này của Apple được cho rằng nhằm đáp ứng “Luật An ninh mạng” của Trung Quốc

Kết quả hình ảnh cho apple china
Ngoài Trung Quốc, Apple có logo táo màu bạc. Tại Trung Quốc, một số cửa hàng Apple có logo táo màu đỏ. (Ảnh qua Independen)

Sức mạnh của kinh tế không chỉ được dùng để “cưỡng chế” các công ty nước ngoài ở trong nước, mà còn là “con bài ngoại giao” quan trọng của Trung Quốc đối với các nước khác, kể cả các nước phương Tây phát triển.

Ví dụ như trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Anh vào năm 2015, đại sứ Trung Quốc tại Anh là Lưu Hiểu Minh đã cảnh báo chính phủ Anh: “Chúng tôi không lảng tránh việc trao đổi các vấn đề nhân quyền. Nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vấn đề này để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác cũng như áp đặt thể chế của các bạn lên nước khác”. Ông Lưu Hiểu Minh còn cho biết, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cảm thấy bị xúc phạm nếu vấn đề nhân quyền được đưa ra thành một chủ đề thảo luận trong các cuộc đối thoại. Trong khi đó, các nhà thầu của Anh rất quan tâm tới việc giành được hợp đồng quan trọng tại Trung Quốc trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng và ngân hàng.

Đầu tư vào “quyền lực mềm” ở nước ngoài

Quyền lực mềm là một khái niệm được giáo sư Đại học Harvard, ông Joseph Nye, khởi xướng vào những năm 1990. Theo ông Nye, nếu chỉ dùng quyền lực cứng thì không đủ để giúp một quốc gia gây được sức ảnh hưởng trên thế giới, mà chính là “sự dẫn dắt của quyền lực mềm” mới tạo ra sức ảnh hưởng của quốc gia đó. ĐCSTQ đã nhận thức được yếu điểm này của mình và đang ra sức xây dựng chính sách tuyên truyền trong công tác đối ngoại nhằm củng cố “quyền lực mềm”.

Nếu như quyền lực mềm của Mỹ đến từ xã hội dân sự, như là “trường đại học, Hollywood, hay văn hóa đại chúng v.v.”, thì ĐCSTQ lại không dựa vào xã hội dân sự mà xây dựng quyền lực mềm trên cơ sở định hướng của nhà nước. ĐCSTQ đã kết hợp “quyền lực mềm” này để hỗ trợ quyền lực cứng trong các chính sách của mình. Có rất nhiều ví dụ về việc ĐCSTQ đã đầu tư mạnh mẽ vào việc thiết lập “quyền lực mềm” tại nước ngoài.

Kết quả hình ảnh cho times square publicity
Quảng cáo về Trung Quốc ở Quảng trường Thời Đại. (Ảnh: Eyevine)

Từ đầu năm 2011, chính quyền Trung Quốc bắt đầu sử dụng các bảng quảng cáo điện tử tại quảng trường Thời Đại (Times Square) ở New York. Đã từng có lần, chỉ trong vòng hai tuần, Tân Hoa Xã phát đi 120 lần các video bảo vệ lập trường của Trung Quốc về biển Đông Việt Nam.

Hàng năm, ĐCSTQ chi trả đến 68 tỷ USD nhằm mở rộng và gây ảnh hưởng sâu hơn đến các kênh truyền thông là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng như Tân Hoa Xã, CCTV, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, China Daily hay các kênh truyền thông có sức ảnh hưởng khác. Từ năm 2009 đến 2011, tờ Tân Hoa Xã đã mở thêm 40 văn phòng trên thế giới, nâng tổng số lên 162 và tăng gấp đôi số lượng phóng viên tại nước ngoài.

Trong khoảng một thập kỷ qua, ĐCSTQ đã chi hàng tỷ USD cho việc xây dựng các trung tâm văn hóa tại các trường Đại học bên ngoài Trung Quốc mà điển hình là các Viện Khổng Tử. Viện Khổng Tử, với số lượng lập ra ngày càng nhiều, đang nhập khẩu chế độ kiểm duyệt và tuyên truyền chính trị của Trung Quốc vào môi trường học thuật tại Hoa Kỳ. Hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được 513 Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, và có thêm 1074 Lớp học Khổng Tử khác đặt tại các trường tiểu học và trung học.

Hoa Kỳ là nơi chiếm tỷ lệ số lượng viện Khổng Tử đông nhất với 39% tổng số lượng Viện và Lớp Khổng Tử. Các viện này đặt điều kiện, hạn chế những gì giáo viên (những người được đưa từ Trung Quốc sang) có thể nói, bóp méo những gì học sinh học, và ép các giáo sư Mỹ tự kiểm duyệt chương trình dạy của mình. Đã có hơn 100 trường tại Mỹ đã hoàn toàn sẵn sàng nhượng bộ quyền tự quyết học thuật cho Bắc Kinh để đổi lại khoản tài trợ kếch xù.

Biểu tình phản đối viện Khổng Tử. (Ảnh: Internet)

Các giáo sư Đại học tại Hoa Kỳ nơi đặt Viện Khổng Tử cảm thấy rất áp lực khi phải tránh làm phật lòng Trung Quốc. Các nhà quản lý trường học lo ngại làm việc đó sẽ gây tổn thất tới dòng tiền tài trợ từ Bắc Kinh. Một giáo sư của một trường Đại học bang New York (SUNY) đã phát hiện ra rằng, tất cả các cửa văn phòng của khoa đã bị lột bỏ các biểu ngữ nói về Đài Loan trong ngày quan chức Ban Hán ngữ tới thăm trường. Một giáo sư khác tại SUNY, yêu cầu giấu tên, nói rằng công việc của ông sẽ bị nguy hiểm nếu ông đặt câu hỏi công khai về Viện Khổng Tử trong trường đại học ông làm việc: “Sự nghiệp và sinh kế của tôi bị đem ra đe dọa”. Nhiều giáo sư khác thì nói rằng, họ sợ không được cấp visa đi thăm và tiến hành nghiên cứu tại Trung Quốc.

Có thể thấy, việc để cho Chính phủ Trung Quốc can thiệp thông qua các chương trình học của Viện Khổng Tử khiến các trường đại học phương Tây đánh mất uy tín của mình. Chưa quốc gia nào khác có thể thoải mái tiếp cận trực tiếp vào một lớp học ở nước ngoài như vậy.

Thao túng hệ thống nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Theo báo cáo tháng 9/2018 của Viện Brookings (Brookings Institution) Mỹ, ĐCSTQ thường xuyên thao túng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). Trong vài năm qua, ĐCSTQ đã thay đổi từ tư thế phòng thủ truyền thống trở thành tham dự với vai trò tích cực.

Bà Nikki Haley thông báo quyết định của Mỹ rút ra khỏi Hội đồng Nhân quyền. (Ảnh: AFP)

Vai trò của ĐCSTQ trong hệ thống nhân quyền quốc tế có thể chia thành ba giai đoạn: Trước khi bùng nổ phong trào biểu tình vì dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989 thì ĐCSTQ hiếm khi đề cập vấn đề nhân quyền; từ 1989-2013, ĐCSTQ tích cực hoạt động trong Ủy ban Nhân quyền LHQ, ngăn chặn các lời chỉ trích về nhân quyền đối với ĐCSTQ và quốc gia cùng phe cánh của ĐCSTQ; sau năm 2013, ĐCSTQ tích cực đẩy mạnh việc “giải thích lại” đối với các cơ chế và quy tắc nhân quyền quốc tế.

Các hành động ngày càng tăng của ĐCSTQ đối với Hội đồng Bảo an LHQ dường như là một phần trong chiến lược quốc tế rộng lớn hơn của tổ chức này. Kể từ Đại hội 19 của ĐCSTQ diễn ra vào tháng 10/2017, ĐCSTQ đã tăng cường phản bác lại những chỉ trích của quốc tế về vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, đồng thời cũng tăng cường quảng bá diễn giải của ĐCSTQ về các nguyên tắc chủ quyền và quyền con người trước cộng đồng quốc tế. Đến nay, ĐCSTQ đã đưa vào những luận điệu gọi là “tương lai chung và tôn trọng lẫn nhau”, “thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực nhân quyền”.

Ông John Fisher, Chủ nhiệm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) chỉ ra rằng, nghị quyết của ĐCSTQ chú trọng quan hệ hợp tác giữa các nước, trong khi bỏ qua nhân quyền các cá nhân, vai trò của các nhóm xã hội dân sự, hoặc sự giám sát của Hội đồng Nhân quyền.

ĐCSTQ có chiến lược hai bước trong lĩnh vực nhân quyền. Một mặt, ĐCSTQ ngăn chặn những lời chỉ trích của quốc tế về đàn áp nhân quyền của họ; mặt khác, ĐCSTQ phổ biến quan điểm gọi là “chủ quyền quốc gia” và “không can thiệp vào công việc nội bộ” nhằm làm suy yếu các chuẩn mực, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức nhân quyền quốc tế.

Một số tổ chức nhân quyền cho rằng việc các nước vi phạm nhân quyền được ngồi trong Ủy ban Nhân quyền LHQ để phán xét nhân quyền là một nghịch lý. (Ảnh: Internet)

Những cụm từ mà ĐCSTQ đưa ra bề ngoài tưởng vô hại nhưng thực tế nhấn mạnh nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” và “không can thiệp công việc nội bộ” sẽ phá hủy tính hợp pháp của cơ chế giám sát nhân quyền quốc tế, hạn chế được tình trạng ĐCSTQ phải chịu mang tiếng hoặc dẫn đến biện pháp trừng phạt, đồng thời cũng làm suy yếu kế hoạch bảo vệ của quốc tế đối với những nhà đấu tranh nhân quyền và truyền thông độc lập trên thế giới.

Phản đối tại LHQ chống lại cuộc bầu cử lại của Trung Quốc trong Hội đồng Nhân quyền. (Ảnh: Wikipedia)

Cụ thể hơn, trong 7 lần bỏ phiếu của ĐCSTQ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ từ năm 2016 đến năm 2018 thì nhiều lần ĐCSTQ trở thành nước đồng đề xuất cho việc sửa đổi luật, đề xuất thay đổi một số từ khóa quan trọng, ví dụ như: “hoạt động quan trọng” của người bảo vệ nhân quyền bị sửa đổi thành “hoạt động hợp pháp“, mục đích nhằm nhấn mạnh Chính phủ có thể hạn chế các hoạt động nhân quyền của công dân. Ngày 20/6/2017, ĐCSTQ đã đề xuất nghị quyết “Đóng góp sự phát triển đối với hưởng thụ quyền con người” (The contribution of development to the enjoyment of human rights), nội dung là nhằm thay thế các khái niệm vốn có về quyền con người, cho rằng vấn đề tôn trọng nhân quyền phụ thuộc vào trình độ phát triển của một quốc gia, có thể hạ thấp nhân quyền.

Điều đáng nói là theo “Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền” được nhiều nước ký năm 1948, quyền con người là một giá trị phổ quát và không phụ thuộc vào bất kỳ hạn chế địa lý hoặc chủ quyền nào. Có thể thấy, ĐCSTQ đang từ từ làm xói mòn hệ thống Ủy ban Nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền LHQ, thậm chí cả LHQ và các cơ cấu liên quan khác, biến những cơ cấu này thành những công cụ có lợi cho ĐCSTQ.

Khống chế truyền thông phương Tây

Đầu năm 2001, Jamestown Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập của Mỹ tiết lộ, để có thể can thiệp vào các phương tiện truyền thông tiếng Trung ở Bắc Mỹ, giới chức Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn để đạt được mục đích trực tiếp hay gián tiếp khống chế 4 kênh báo chí lớn ở khu vực này là World News, Sing Tao Daily, Ming Pao và Qiao Pao.

Tính đến năm 2015, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc nắm quyền quản lý 33 đài phát thanh ở 14 quốc gia, phát đi những thông điệp có lợi cho Trung Quốc.

Financial Times vào năm 2016 cũng báo cáo rằng, China Daily và các tờ báo như Washington Post của Mỹ, Daily Telegraph của Anh, Le Figaro của Pháp và Sydney Morning Herald của Úc đã ký một thỏa thuận, trong đó cho phép những kênh truyền thông độc lập này được đăng tải các bài báo trên China Daily.

China Daily và Le Figaro hợp tác, mà thực chất là Le Figaro đăng tải lại các bài báo của China Daily. (Ảnh: Internet)

Bằng con bài kinh tế, Trung Quốc tích cực thực hiện chiến lược tuyên truyền gây ảnh hưởng trên nhiều phương diện khác nhau. Trước tiên là tuyên truyền về môi trường quốc tế thân thiện tại Trung Quốc, thứ nữa là làm cho dư luận quốc tế đồng tình với mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt trong các vấn đề như Hồng Kông, Đài Loan, Tây Tạng, tôn giáo, Pháp Luân Công.

Có thể thấy, chính quyền Trung Quốc thường kiểm soát một số kênh truyền thông lập trường không kiên định ở nước ngoài thông qua bốn chiến lược chính, bao gồm:

  • Dùng hình thức vốn toàn phần hoặc làm cổ đông chính để trực tiếp khống chế báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh.
  • Lợi dụng lợi ích thương mại tại Đại lục đối với các hãng truyền thông độc lập nhằm gây ảnh hưởng lên những hãng truyền thông này.
  • Mua lại các khung giờ hoặc không gian quảng cáo.
  • Cài người của ĐCSTQ vào làm việc trong các kênh truyền thông độc lập, khởi tác dụng từ nội bộ.

Vấn đề mở rộng bành trướng tại Biển Đông của Trung Quốc trong vài năm qua đã gây bất bình trên toàn thế giới, nhưng nhiều hãng truyền thông lớn quốc tế như New York Times, Washington Post lại từng đăng tải bài viết ủng hộ lập trường của Trung Quốc.

Mới đây nhất, vào tháng 9/2017, tờ Washington Post, một kênh truyền thông bị ảnh hưởng của Trung Quốc đã cho đăng tải một bài viết có tựa đề: “Trung Quốc đã từng thu hoạch tạng từ tử tù. [Nhưng] dưới áp lực [của quốc tế], việc này cuối cùng đã kết thúc”. Bài viết cho rằng những cáo buộc thu hoạch tạng cho tới hiện tại là “một lời buộc tội đen tối đầy ác ý”. Trong khi đó, tội ác mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ đã được rất nhiều các nhà điều tra độc lập công bố rộng khắp; các tổ chức nhân quyền như Human Right Watch, Raoul Wallenberg, Hiệp hội Luật sư Nhân quyền Úc, Tổ chức Luật Nhân Quyền, đều đã lên tiếng phản đối; Nghị viện Mỹ và Nghị viện châu Âu đều đã thông qua nghị quyết lên án tội ác này; một số nước như Israel, Tây Ban Nha, Đài Loan, Na Uy và một số bang của Mỹ đã có biện pháp ngăn chặn người dân không tới Trung Quốc ghép tạng để tiếp tay cho ĐCSTQ.

Bài báo của Washington Post. (Ảnh: Internet)

Bên cạnh những chính sách trên, Chính phủ Trung Quốc còn có thể hạn chế thị thực hoặc giấy phép xuất bản đối với các nhà báo bị họ cho là quá cứng rắn. Năm 2012, khi Bloomberg News tiết lộ sự giàu có của một gia đình lãnh đạo chính trị Trung Quốc, Bắc Kinh đã trừng phạt Bloomberg ở Trung Quốc.

Mua chuộc điện ảnh thế giới

Các xưởng phim của Hollywood phải đối mặt với thách thức tế nhị là nơi bán vé ở Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng đối với họ. Doanh thu phòng vé của Trung Quốc đã tăng từ 1,5 tỷ USD Mỹ trong năm 2010 lên 8,6 tỷ USD Mỹ vào năm 2017, chỉ đứng sau doanh thu phòng vé của Mỹ. Không còn nghi ngờ gì, các hãng phim Mỹ cũng lo lắng mạo phạm tình cảm của quan chức Trung Quốc.

Hollywood phải hy sinh nhiều điều để được vào Trung Quốc. (Ảnh: t/h)

Trung Quốc thường phối hợp với hãng phim Hollywood hoặc mua lại những công ty điện ảnh để khống chế nội dung phim ảnh, dùng thị trường điện ảnh khổng lồ của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến nội dung phim ảnh của Hollywood.

Ví dụ, kịch bản phim Red Dawn năm 2012, ban đầu được viết theo nội dung là Giải phóng quân Trung Quốc xâm lược Mỹ, nhưng sau khi phim quay xong, công ty điện ảnh duyệt lại và sửa nhân tố Trung Quốc thành nhân tố Triều Tiên. Ngoài ra còn có phim The Martian và Gravity đã để cho Chính phủ Trung Quốc vào vai “chính diện, nhân từ”.

Nếu bộ phim nào có hình ảnh tiêu cực về Chính phủ Trung Quốc thì không thể vào được thị trường Trung Quốc, thậm chí nếu phim có nội dung tích cực cho quân Mỹ cũng có thể bị loại khỏi thị trường Trung Quốc.

Đã có nhiều ví dụ về việc Trung Quốc “trừng phạt” các diễn viên hay các bộ phim do “mạo phạm” đến các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc. Nam diễn viên Brad Pitt tham gia diễn xuất trong bộ phim “7 năm ở Tây Tạng” của đạo diễn Martin Scorsese năm 1997 đã bị “cấm cửa” vào Trung Quốc trong suốt gần hai chục năm. Chính phủ Trung Quốc đã rất tức giận khi bộ phim mô tả một cách “tiêu cực” đời sống chính trị Trung Quốc thời điểm năm 1949 với những luật lệ hà khắc mà Bắc Kinh áp đặt tại Tây Tạng. Tờ China Daily đã lên án bộ phim này là “hoàn toàn bóp méo và xuyên tạc các sự kiện lịch sử”. Tương tự, Trung Quốc cũng đưa Harrison Ford và Richard Gere vào danh sách đen do họ ủng hộ nền tự trị của Tây Tạng; hai nhà làm phim Martin Scorsese và Khashyar Darvich cũng chịu chung số phận vì đã xây dựng hình tượng nhân vật mang tính tích cực về Đức Dalai Lama trong tác phẩm điện ảnh “Kundun” và “Dalai Lama Renaissance” (Sự tái sinh của Đức Dalai Lama).

Kết quả hình ảnh cho World War Z
Bộ phim World War Z bị cấm chiếu ở Trung Quốc vì nói đến vấn nạn mổ cắp nội tạng. (Ảnh qua Den of Geek)

Trước đó, trong nguyên tác bộ phim World War Z của đạo diễn Steven Spielberg có nội dung virus zombie bắt nguồn từ một cậu bé làm thuê nghèo ở vùng nông thôn Trung Quốc và vấn nạn mổ cắp nội tạng. Tác giả Max Brooks đã viết: “Nhiều năm trước khi bệnh dịch nổ ra, họ đã thu lợi hàng triệu đô từ nội tạng của các tù nhân chính trị bị hành hình. Cậu có nghĩ rằng một con virus nhỏ bé có thể làm cho họ không bú cái bình sữa vàng đó ư?”. Một nhân vật trong truyện còn kể về việc thu hoạch nội tạng sống từ các tù nhân, nghĩa là cắt quả tim của một người ra khi họ còn đang sống, không hề gây mê. Bộ phim ngay lập tức bị cấm trình chiếu tại Trung Quốc dù đã chỉnh sửa nguyên tác do đã ám chỉ đến việc ngày tận thế bắt đầu tại Trung Quốc, và đề cập đến mổ cắp nội tạng – một chủ đề cấm kỵ vì trong nhiều năm, ĐCSTQ đã thật sự thu hoạch nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm với quy mô khủng khiếp.

Với lợi nhuận khổng lồ từ thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, Hollywood dần dần cũng thuận theo “nước chảy bèo trôi”, gắng đưa vào những nội dung làm đẹp lòng chính quyền Trung Quốc. Những bộ phim nào không qua vòng kiểm duyệt để được trình chiếu tại Trung Quốc được coi như “thất bại”.

Trói buộc đạo đức thế giới

Các quốc gia phương Tây thường nhấn mạnh về các giá trị của họ như tự do, dân chủ. Họ cũng từng hy vọng những đầu tư của họ vào Trung Quốc khiến Trung Quốc phát triển về kinh tế sẽ tự động dịch chuyển sang tự do dân chủ. Thế nhưng, Trung Quốc lại ngày càng tận dụng các lợi ích về kinh tế để thao túng lại phương Tây, dùng lòng tham và dục vọng để cho phương Tây đánh mất đi những nguyên tắc đạo đức của họ rồi trở thành đồng lõa với ĐCSTQ, dùng lợi ích kinh tế để trói phương Tây vào cùng một con thuyền với ĐCSTQ.

Thực tế cũng đã cho thấy, khi đứng trước lợi ích, thì dân chủ, tự do trở nên không đáng tiền. Khi ĐCSTQ tiếp tục đẩy đạo đức của người Trung Quốc đi xuống vực thẳm, bức hại tín ngưỡng của người Trung Quốc, thì toàn bộ thế giới phải giữ im lặng, nhìn mà như không thấy. Trung Quốc đã bằng “quyền lực cứng” và “quyền lực mềm” để thao túng toàn bộ các hãng truyền thông lớn trên giới, thâm nhập và khống chế văn hoá, giáo dục và tư tưởng của người dân tại nhiều nước trên thế giới.

“Cuộc chiến vì linh hồn của Trung Quốc. (Ảnh qua Freedomhouse)

Ngày 22/8/2017, tổ chức phi chính phủ Freedom House của Mỹ đã công bố báo cáo có tựa đề “Cuộc chiến vì linh hồn của Trung Quốc” nói về những nỗ lực giành lại tín ngưỡng chân chính – khôi phục lại đạo đức của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, điều người ta không biết là thế giới cũng sẽ phải rất nỗ lực để khôi phục lại nền tảng đạo đức của chính mình.

Nếu không có sự lớn mạnh về kinh tế, thì ĐCSTQ sẽ không có quyền phát biểu trước thế giới. Giờ đây, khi nhiều nước trên thế giới phải cầu cạnh Trung Quốc trong các sự vụ quốc tế và kinh tế, thì tiếng nói và thái độ của Trung Quốc trở nên vô cùng quan trọng, khiến mọi quốc gia phải dè chừng và gắng không làm mếch lòng Trung Quốc. Có thể thấy, sức mạnh của đồng tiền Trung Quốc với đạo đức sa đọa đã và đang kéo theo đạo đức của thế giới đi xuống, tiến tới nguy cơ cùng nhau bị hủy diệt.

Mời Quý độc giả đón xem Lời kết

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

x