Vì sao giới trẻ ngày càng thờ ơ với sách?

26/09/18, 09:48 Cuộc sống

So với cách đây một thập kỷ, giới trẻ ngày nay ngày càng ít đọc sách hơn mà chủ yếu tương tác với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Nhưng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con đường phía trước của các em…

Hình ảnh có liên quan
Đọc sách giúp trẻ học cách suy nghĩ nghiêm túc, lĩnh hội tri thức, nắm bắt các vấn đề phức tạp và phân biệt thật giả… (Ảnh qua membaca interaktif)

Thế hệ thanh thiếu niên bây giờ đã quen với việc điện thoại thông minh luôn mang bên mình. So với tuổi thiếu niên cách đây vài thập kỷ, cách họ tương tác với các phương tiện truyền thống như sách báo và phim ảnh về cơ bản là khác nhau.

Một cuộc khảo sát đại diện được tiến hành từ năm 1976 với hơn một triệu thanh thiếu niên Hoa Kỳ đã phát hiện sự thay đổi chấn động về cách các thiếu niên sử dụng thời gian rảnh. Càng ngày sách càng bị phủ bụi.

Tất cả đều hiển thị qua màn hình

Năm 2016, một học sinh lớp 12 cho biết em đã dành đến 6 giờ một ngày để nhắn tin, truy cập mạng xã hội, và tham gia trực tuyến trong thời gian rảnh. Đó mới chỉ là 3 hoạt động; nếu tính thêm các hoạt động truyền thông kỹ thuật số khác, thì khoảng thời gian đó chắc chắn sẽ tăng lên.

Thanh thiếu niên không phải lúc nào cũng dành nhiều thời gian vào các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Thời gian trực tuyến đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006 và mạng xã hội ngày trước chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nay đã trở thành một trong những hoạt động hàng ngày. Đến năm 2016, gần 90% các nữ sinh lớp 12 cho biết họ truy cập các trang mạng xã hội mỗi ngày.

Trong khi đó, thời gian chơi điện tử trung bình tăng từ dưới 1 giờ/ngày lên 1,5 giờ/ngày. Năm 2016, một học sinh lớp 10 đã dành 40 giờ/tuần hoặc hơn để chơi game — bằng khoảng thời gian làm công việc toàn thời gian.

Dành khá nhiều thời gian như thế trong ngày, vậy có phải bỏ bớt hoạt động nào đó hay không?

Có thể là không. Nhiều học giả đã nhấn mạnh rằng thời gian trực tuyến không hề làm giảm sút thời gian cho các phương tiện truyền thông truyền thống. Một số người chỉ quan tâm nhiều hơn đến truyền thông và giải trí, họ chỉ ra rằng, dành nhiều thời gian cho một loại hình truyền thông nào đó không có nghĩa là sẽ sử dụng các phương tiện khác ít đi.

Tuy nhiên, điều đó không nói lên được nhiều điều về những gì xảy ra ở người dành nhiều thời gian cho truyền thông kỹ thuật số hơn. Đây là tất cả những gì chúng ta được biết qua các cuộc điều tra lớn trong nhiều năm qua.

Phim ảnh và sách báo bị cho ra rìa

Hình ảnh có liên quan
Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị kỹ thuật số. (Ảnh qua Kids Fun Corner)

70% học sinh lớp 8 và lớp 10 đã từng đi xem phim mỗi tháng một lần hoặc hơn, nhưng giờ đây chỉ còn khoảng một nửa. Phim chiếu rạp cũng khá được ưa chuộng từ cuối những năm 1970 đến giữa những năm 2000. Thời đó, phim băng hình hoặc đĩa VCD không hề ảnh hưởng đến việc xem phim chiếu rạp.

Nhưng kể từ năm 2007 – khi Netflix giới thiệu dịch vụ phát trực tuyến — phim rạp bắt đầu mất đi sức hấp dẫn và người ta thích xem phim một mình ở nhà. Điều này lý giải thích hợp cho vấn đề lớn hơn mà một phân tích khác chỉ ra, đó là thanh thiếu niên ngày nay gặp gỡ bạn bè ít hơn hẳn so với các thế hệ trước.

Nhưng xu hướng giảm sút xem phim chiếu rạp vẫn không là gì so với một thay đổi lớn khác: Việc đọc sách suy giảm đáng kể. Năm 1980, 60% học sinh lớp 12 nói rằng mỗi ngày các em thường đọc một cuốn sách, báo hoặc tạp chí không phục vụ cho việc học. Đến năm 2016, chỉ còn 16% làm vậy. Đó là sự sụt giảm vô cùng lớn, mặc dù sách, báo hoặc tạp chí có thể được đọc trên thiết bị kỹ thuật số.

Năm 2017, số học sinh lớp 12 nói rằng các em không đọc bất kỳ cuốn sách giải trí nào cao gần gấp 3 lần sơ với năm năm 2016. Thế hệ iGen (ghép từ hai chữ iPhone và generation (thế hệ)) là thế hệ sinh ra từ năm 1995, đã gắn toàn bộ thời niên thiếu với điện thoại thông minh và đối với iGen thì sách, báo hay tạp chí ngày càng ít hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Tất nhiên, các bạn trẻ vẫn còn duy trì thói quen đọc. Nhưng họ chỉ đọc các mẩu tin ngắn và chú thích trên Facebook, Instagram, chứ không phải các bài viết dài khám phá các chủ đề sâu sắc, đòi hỏi tư duy phán đoán và suy nghĩ nghiêm túc. Có lẽ vì thế nên điểm đọc SAT năm 2016 đạt ngưỡng thấp nhất kể từ khi bắt đầu áp dụng SAT năm 1972.

Ít đọc làm các em gặp bất lợi khi lên đại học. Hãy tưởng tượng bình thường các em chỉ đọc khoảng 2 câu chú thích và giờ đây phải cố đọc một lúc cả 5 trang của cuốn sách giáo khoa đại học dày 800 trang. Để đọc hiểu các quyển sách cũng như các chương bài cũng cần thời gian rèn luyện, và giới trẻ bây giờ không có may mắn được rèn luyện như vậy.

Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew vài năm trước phát hiện rằng người trẻ tuổi đọc nhiều sách hơn những người già. Nhưng nghiên cứu đó bao gồm cả sách giáo khoa và không giới hạn độ tuổi. Nếu chỉ chú ý đến việc đọc giải trí, thì iGen đang có tỉ lệ đọc ít hơn đáng kể so với các thế hệ trước.

Con đường phía trước

Đã có một số trường học cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh ở trường. Song chúng ta cũng không cần cực đoan đến nổi hoàn toàn tước bỏ điện thoại thông minh của iGen và ép buộc các em đọc sách giấy. Cần biết rằng điện thoại thông minh là hình thức giao tiếp xã hội chính của thanh thiếu niên.

>>> Pháp cấm học sinh sử dụng smartphone ở trường học

Tuy nhiên, sử dụng liên tục cũng không tốt. Các bác sĩ tâm lý đã khuyến cáo về việc  sử dụng truyền thông kỹ thuật số quá mức với các vấn đề sức khỏe, chỉ nên giới hạn thời gian sử dụng điện thoại khoảng 2 giờ/ngày, khi đó các em mới có thêm thời gian cho các hoạt động khác, như đi xem phim với bạn bè hoặc đọc sách.

Ngoài ra, đọc sách và các bài viết dài là cách hay nhất để học cách suy nghĩ nghiêm túc, lĩnh hội tri thức, nắm bắt các vấn đề phức tạp và phân biệt thật giả. Để trở thành con người hiểu biết, “có tâm có tầm”, sinh viên đại học với thành tích rực rỡ hay nhân viên lao động có năng suất, thì đọc sách là điều vô cùng cần thiết.

Nếu ngành xuất bản sách đi đến lụi tàn, rất nhiều thứ sẽ tàn đi cùng với ngành này.

>>> Dân tộc Do Thái: Đọc sách không chỉ lấy tri thức mà còn để gột rửa tâm linh

Bảo San, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

x