Áo tàng hình sắp trở thành hiện thực
Các nhà khoa học đã phát triển một loại vật liệu siêu mỏng có thể giúp các vật thể “tàng hình” trong môi trường sóng ngắn.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Texas (Mỹ) đã phát triển một loại áo choàng siêu mỏng, được đặt tên là “metascreen”, có thể che kín các vật thể 3 chiều khỏi ánh sáng sóng ngắn từ mọi góc nhìn trong một trường từ nhiên. Đây là bước tiến quan trọng để tạo ra áo tàng hình với mọi loại sóng.
Thí nghiệm áo tàng hình metascreen. |
Áo choàng metascreen được tạo ra bằng cách gắn các lá đồng siêu mỏng vào một tấm polycarbonate mềm dẻo. Sau đó, chiếc áo được phủ lên một ống hình trụ dài khoảng 18cm. Vật thể đã hoàn toàn vô hình khi được chiếu ánh sáng có bước sóng ngắn (khoảng 3,6 GHz).
Tuy nhiên, vật thể đã trở nên hữu hình khi được chiếu các loại sóng khác, như âm thanh hay tia X. Bởi vì các loại sóng này có thể được phát hiện bởi mắt của con người, nên chúng ta có thể nhìn thấy vật thể cho dù được che bằng áo tàng hình.
Trong khi các nghiên cứu áo tàng hình trước đây sử dụng vật liệu meta để làm trệch hướng hay uống cong sóng ngắn chiếu xung quanh một vật thể, nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ trường đại học Texas đã sử dụng áo choàng metascreen để xóa bỏ sóng ngắn khi chúng được chiếu vào vật thể được phủ áo tàng hình.
“Sóng ngắn do áo tàng hình tạo ra và sóng ngắn chiếu tới vật thể xung đột và triệt tiêu nhau, khiến toàn bộ vật thể trở nên trong suốt từ mọi góc nhìn”, giáo sư Andrea Alu, người đứng đầu nghiên cứu cho biết. “Ưu điểm của công nghệ tàng hình của chúng tôi là tiện lợi, dễ sản xuất và có thay đổi dải tần sóng.”
Vật thể được sử dụng để thí nghiệm áo tàng hình metascreen.
theo vnn