Menes: Vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập được truyền ngai vàng từ thần Horus

16/07/18, 11:16 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Theo các tài liệu lịch sử, Menes là pharaoh sáng lập Vương triều thứ nhất của Ai Cập, và từ đây lịch sử của người Ai Cập bắt đầu.

Pharaoh của Ai Cập. (Ảnh từ indiatimes.com)

Menes, hay còn gọi là Narmer được cho là vị vua khai quốc Ai Cập và là một vị vua thần thoại giống như Hiên Viên Hoàng Đế của Trung Hoa. Người ta tin rằng ông đã được thần Horus truyền ngai vàng để trở thành quốc vương đầu tiên của Ai Cập cổ đại.

Horus là vị thần cổ đại quan trọng nhất trong Thần thoại Ai Cập. Hình thức được ghi lại sớm nhất của Horus là vị thần bảo hộ của Nekhen ở Thượng Ai Cập, là vị thần đầu tiên của Ai Cập được biết đến, đặc biệt liên quan đến các vị vua. Horus có nhiều chức năng, đáng chú ý nhất là một vị thần của bầu trời, chiến tranh và săn bắn.

Theo các tài liệu lịch sử, Menes là pharaoh sáng lập Vương triều thứ nhất của Ai Cập, và từ đây lịch sử của người Ai Cập bắt đầu. Menes cũng được công nhận là người hợp nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một vương quốc. Ông có lẽ là người đã kế vị vua Horus Ka hoặc Horus Scorpion II.

Thần horus. (Ảnh từ paraatmajiwaatmavedaanta)

Cùng với sự thống nhất của Thượng và Hạ Ai Cập, kỳ tích lịch sử này cũng đã mang đến chữ viết, nghệ thuật, nông nghiệp và các kỹ thuật thủ công cho vùng đất của các Pharaoh này.

Hầu hết các nhà Ai Cập học ngày nay đã đồng nhất Narmer với vị pharaon thuộc vương triều đầu tiên, Menes. Kết luận này được dựa trên tấm bảng đá Narmer.

“Tấm bảng Narmer” là một tác phẩm điêu khắc trên đá vôi tại một vách núi. Tấm bảng đá nổi tiếng này được James E. Quibell phát hiện vào năm 1898 tại Hierakonpolis, đã cho thấy Narmer mang biểu tượng của cả Thượng và Hạ Ai Cập, dẫn đến giả thuyết cho rằng ông là người đã thống nhất hai vương quốc.

Ở một bên của Bảng Narmer, chúng ta thấy Pharaoh được mô tả với Vương miện Trắng hình củ hành của Thượng Ai Cập. Phía bên kia của phiến đá mô tả nhà vua mang vương miện của Hạ Ai Cập.

Kể từ khi nó được phát hiện, đã có tranh luận xung quanh vấn đề liệu tấm bảng đá Narmer tái hiện lại một sự kiện lịch sử hay đơn giản nó chỉ hoàn toàn mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, vào năm 1993, Günter Dreyer đã phát hiện tại Abydos một nhãn ghi năm của Narmer miêu tả sự kiện tương tự như trên tấm bảng Narmer và điều đó cho thấy rõ ràng rằng Bảng đá Narmer đã miêu tả một sự kiện lịch sử thực tế.

Niên đại xấp xỉ của Narmer/Menes được ước tính là vào thế kỷ 31 hoặc thế kỷ thứ 32 TCN. Các khuynh hướng chủ đạo gần đây lại ước tính, sử dụng cả phương pháp lịch sử và niên đại carbon phóng xạ là nằm trong khoảng từ năm 3273–2987 TCN.

Menes trên tấm bảng đá Narmer. (Ảnh từ E.W)

Lịch sử cho chúng ta thấy rằng 2 cái tên Menes và Narmer thực chất là  một. Những ghi chép của Manetho, một sử gia Ai Cập sống vào thế kỷ thứ 3 TCN đã đề cập đến vị Pharaoh đầu tiên có tên là Menes. Hơn nữa, nhà sử học Hy Lạp Herodotus sống vào thế kỷ thứ 5 gọi Menes là Min, và hai danh sách các vị vua cổ đời vua thứ 19 (vào thế kỷ 13 TCN) gọi ông là Meni.

Tuy nhiên các học giả hiện đại đã mập mờ xác nhận rằng huyền thoại về vua Menes có thể trùng khớp với một số vị vua Ai Cập cổ đại khác như Scorpion, Narmer và Aha.

Theo ghi chép trong Cuộn giấy cói Turin và của sử gia Herodotus thì vua Menes là người lập ra Memphis, thủ đô của Ai Cập cổ đại thời Cựu vương quốc.

Các linh mục Ai Cập cổ đại nói với sử gia Herodotus rằng để xây dựng thành phố, vua Menes đã ra lệnh thay đổi dòng chảy một nhánh kênh của sông Nile và xây đập.

Một trong những chi tiết tuyệt vời nhất về triều đại của vua Menes được Herodotus ghi chép lại đó là ông đã giải quyết thành công vấn đề thủy lợi ở khu vực đồng bằng Memphis và xây dựng thủ đô ở đó. Theo Manetho thì vua Menes trị vì Ai Cập trong 62 năm và qua đời.

Pharaoh Menes cũng được cho là người đã phát triển tôn giáo và phong tục thờ cúng các vị thần của người Ai Cập cổ đại.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x