Nói dối ư? ‘Giác quan thứ sáu’ sẽ phát hiện được đấy!
Hoạt động tư duy của não bộ hay giác quan thứ sáu thần bí giúp chúng ta đưa ra phán đoán chính xác hơn. Đi sâu nghiên cứu về tâm lý, các nhà khoa học đã có những phát hiện kinh ngạc.
Sử dụng logic hay linh cảm? Cách nào giúp bạn phát hiện kẻ nói dối hiệu quả hơn. (Ảnh minh họa)Khi trò chuyện với người khác, bạn đã bao giờ có cảm giác “giác quan thứ sáu” mách bảo rằng người kia đang lừa dối bạn không? Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự phán đoán của “giác quan thứ sáu” có thể rất chính xác, ngược lại, suy luận logic đôi khi sẽ cản trở khả năng phân biệt thật giả của bạn.
Tạp chí “Khoa học Tâm lý” đã phát hành các nghiên cứu liên quan đến việc phán đoán người khác có nói dối không dựa vào trực giác. Leanne ten Brinke – một nhà tâm lý học tại trường Haas thuộc ĐH California và một số nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trực giác của chúng ta có thể phán đoán một người nói dối khá chính xác, nhưng đôi khi khả năng này lại bị ảnh hưởng bởi ý thức.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tư duy logic có thể cản trở chúng ta trong việc phát hiện xem ai đó có đang nói dối không. Nguyên nhân có lẽ vì chúng ta có xu hướng tìm kiếm hành vi có thể xuất hiện của một người lừa đảo theo ấn tượng rập khuôn, chẳng hạn như ánh mắt né tránh hoặc sự khó chịu bất an. Nhưng những hành vi này lại không hoàn toàn đại diện cho biểu hiện của một người hay nói dối.
Trưởng nhóm nghiên cứu Leanne ten Brinke cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi được lấy cảm hứng từ các nghiên cứu trước đây với kết quả về khả năng nhận ra những lời nói dối rất tệ, tỷ lệ chính xác chỉ là 54%, tỷ lệ này tương đương với việc đoán ngẫu nhiên, điều này là vô cùng khó hiểu”.
Với kết quả của các nghiên cứu trước đây, họ quyết định kiểm tra xem liệu trong trường hợp không phán đoán bằng tư duy logic thì có dễ dàng xác định được những lời nói dối hay không.
Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học California, 72 người tham gia đã được cho xem video về “kẻ tình nghi” trong một cuộc điều tra tội phạm giả lập. Trong đó, một số nghi phạm đã đánh cắp 100 USD từ trên giá sách, còn những người khác thì không có hành vi trộm cắp. Tuy nhiên tất cả họ đều nói rằng mình không trộm tiền, việc này cho thấy trong đó có một nhóm người đang nói dối. Khi các nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của những người tham gia khảo sát, họ chỉ đánh giá đúng 43% về người nói dối và 48% về người vô tội.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các bài kiểm tra thời gian hành vi phản ứng, một trong số đó là thử nghiệm liên tưởng ẩn (Implicit Association Test, gọi tắt là IAT), được sử dụng để phát hiện phản ứng trực giác của người tham gia nghiên cứu đối với các nghi phạm. Kết quả cho thấy người tham gia nghiên cứu trong vô thức đã liên kết những nghi phạm với các từ vựng liên quan đến kẻ nói dối, chẳng hạn như lừa dối, không trung thực và thích nói dối. Họ cũng có xu hướng dùng các từ như trung thực và tin cậy với những người trông có vẻ vô tội.
Thí nghiệm thứ hai tiếp tục chứng minh rằng trực giác giúp ích trong việc phát hiện ra những lời nói dối. Thí nghiệm này cho thấy mọi người hay dựa vào một số trực giác để kiểm tra xem đối phương có nói dối hay không. Những kết quả này đã đưa ra một tầm nhìn mới, và cho thấy trực giác có thể góp phần làm tăng cái nhìn ngoài lề sâu sắc chính xác hơn về các mối quan hệ.
Phát hiện này gần như không phù hợp với những lý lẽ thông thường, người ta thường hay nghĩ rằng mình vô cùng nhạy cảm khi cảm nhận, suy nghĩ về người khác và đánh giá về tính cách của họ. TS. Leanne Ten Brinke đã đưa ra giả thiết rằng những phát hiện này có thể được giải thích bởi các quá trình vô ý thức. Những kết quả này đã đưa ra một phương thức mới để kiểm tra về nhận thức xã hội, qua đó cho thấy rằng trong vô ý thức có thể cung cấp thêm sự hiểu biết ngoài lề mang tính chính xác trong các mối quan hệ.
Nếu cảm thấy trực giác vẫn không đáng tin cậy, bạn có thể tham khảo thêm các kỹ thuật được giảng dạy bởi chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Lillian Glass, để phán đoán xem đối phương có dấu hiệu nói dối hay không:
- Người nói dối có xu hướng thay đổi tư thế và vị trí đầu rất nhanh
- Hơi thở của họ cũng có thể thay đổi
- Họ có xu hướng đứng yên bất động
- Họ lặp đi lặp lại những từ ngữ giống nhau
- Cung cấp quá nhiều thông tin
- Họ sẽ chạm vào miệng hay che miệng lại
- Họ thường vô thức che đi các bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể
- Kéo lê, di di bàn chân trên đất
- Họ sẽ rất khó mở miệng nói chuyện
- Họ nhìn bạn chằm chằm không chớp mắt
- Họ thường giơ tay chỉ này chỉ kia
>>> Linh cảm lâm sàng: Hiện tượng trực giác trong y học
>>> Trí thông minh hay linh cảm đã giúp George Soros thành công trong đầu tư?
Hồng Liên, theo Secret China