Hồ sơ giải mật Anh: Năm 1989, Anh tính sai chính cuộc Trung Quốc

02/06/18, 08:46 Trung Quốc

Những tài liệu ngoại giao được Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh giải mật vào năm ngoái cho thấy, thời điểm trước ngày 04/6/1989, Anh đã tính toán sai lầm rằng ông Triệu Tử Dương có hy vọng nắm được ​​quyền lực lớn nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ đêm ngày 3/6 đến sáng sớm ngày 4/6/1989, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã đưa xe tăng và xe bọc thép để đàn áp các sinh viên tay không tấc sắt. (Ảnh: 64memo)

Phán đoán tình hình sai lầm của Đại sứ quán Anh tại Bắc Kinh

Theo Hồng Kông 01 (Hk01) đưa tin ngày 26/5, phóng viên của tờ báo này đã xem nhiều tài liệu của Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh giải mật, cho thấy trước khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Đại sứ quán Anh tại Trung Quốc luôn lạc quan về vai trò chính trị của ông Triệu Tử Dương, ngay cả khi có những tin đồn bất lợi thì Anh vẫn giữ vững niềm tin này.

Vào ngày 4/1/1989, Đại sứ quán Anh tại Bắc Kinh đã phát điện báo, cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng quyền lực của ông Triệu Tử Dương bị suy yếu. Điện báo cho biết không nên quên bài học ông Hồ Diệu Bang bị mất quyền lực, nhưng cũng không nên quá mê tín, quả thực ông Triệu Tử Dương bị phê phán tại Hội nghị Bắc Đới Hà vì không xử lý tốt vấn đề kinh tế. Nhưng đoán rằng ông Triệu Tử Dương sẽ bị hạ bệ là quá phóng đại, ông ấy vẫn có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực kinh tế và một số lĩnh vực khác.

Tháng 2/1989, The GuardianFinancial Times của Anh đã có bài viết cho rằng, theo những thông tin từ giới chức cấp cao ĐCSTQ, ông Triệu Tử Dương nằm trong vòng xoáy đấu tranh quyền lực, Thủ tướng đương nhiệm Lý Bằng và Phó Thủ tướng Diêu Y Lâm hy vọng ông Đặng Tiểu Bình sẽ phế bỏ được vị trí Tổng Bí thư của Triệu.

Nhưng hai bài báo này bị Đại sứ quán Anh trú tại Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ, gọi là “gieo rắc hoang mang”, “hời hợt”, và nhấn mạnh với chính phủ Anh rằng không có bằng chứng nào cho thấy Triệu Tử Dương sẽ gặp rắc rối.

Trong tháng Ba, một bức điện của Vụ Viễn Đông thuộc Bộ Ngoại giao Anh cho biết, năm 1987, ông Triệu Tử Dương được bầu làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương là một thành tựu chính trị rất quan trọng, bởi vì so sánh với người tiền nhiệm Hồ Diệu Bang, điểm yếu lớn của Hồ là không có vai trò gì trong Quân ủy, không được hỗ trợ từ quân ủy.

Ngày 13/4, nghĩa là trước hai ngày ông Hồ Diệu Bang qua đời, Đại sứ Alan Donald của Anh tại Trung Quốc đã đánh điện báo về Luân Đôn rằng, ông tin ông Triệu Tử Dương sẽ làm Tổng Bí thư cho đến khi nghỉ hưu. Ông cũng đoán rằng trong vài tháng tới ông Đặng Tiểu Bình sẽ rời khỏi chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và cơ hội Triệu Tử Dương lên thay là rất cao.

Tuy nhiên, bức điện của Ban Nghiên cứu Vụ Viễn Đông Bộ Ngoại giao Anh ngày 18/4 chỉ ra, nếu ông Triệu Tử Dương trở thành lãnh đạo Quân ủy Trung ương đồng thời vẫn giữ chức Tổng Bí thư, đối thủ của ông sẽ cho rằng quyền lực của Triệu quá lớn. Còn nếu nắm Quân ủy Trung ương nhưng rút khỏi chức Tổng Bí thư thì không thể có được tầm ảnh hưởng như ông Đặng Tiểu Bình.

Buổi sáng 19/5, ông Triệu Tử Dương phản đối sử dụng vũ lực giải tán các sinh viên, đã cùng ông Ôn Gia Bảo khi đó là Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đến Quảng trường Thiên An Môn thăm các sinh viên tuyệt thực, sau đó ông bị cách chức và bị quản thúc tại gia trong 16 năm cho đến khi qua đời.

Một tài liệu ngày 24/5 của Vụ Viễn Đông Bộ Ngoại giao Anh cho biết, tối ngày 19/5, người Anh đã gặp nghiên cứu viên Chu Kỳ Nhân (Zhou Qiren) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển nông thôn Trung Quốc, được cho biết người bạn của Chu ở Bắc Kinh kể rằng ông Triệu Tử Dương bị hạ bệ trong một cuộc bỏ phiếu của Bộ Chính trị.

Sau khi Quân đội Trung Quốc giải tán phong trào kháng nghị tại Quảng trường Thiên An Môn, trong một tài liệu ngày 8/6 của Vụ Viễn Đông Bộ Ngoại giao Anh cho biết người có khả năng thay thế vị trí Tổng Bí thư của Triệu Tử Dương là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Kiều Thạch, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Văn bản phân tích, Kiều Thạch đã thường xuyên được truyền thông Trung Quốc nhắc đến, là tín hiệu cho thấy khả năng thăng tiến của Kiều Thạch.

Cùng ngày, cuộc họp nội các Anh cũng đã thảo luận về khả năng Kiều Thạch sắp nhậm chức Tổng Bí thư, dù không rõ đồng minh của ông Kiều Thạch nhưng dự tính ông ta có khuynh hướng liên minh với phe cứng rắn.

Nhưng trái với suy đoán của Anh, tại phiên họp toàn thể ĐCSTQ khóa 13 ngày 23/6, ông Bí thư Thành ủy Thượng Hải khi đó là Giang Trạch Dân “trúng cử” Tổng Bí thư.

Lý do ông Giang Trạch Dân được chọn làm Tổng Bí thư

Theo một thông tin của tờ Epoch Times tại Mỹ, các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ khi đó chọn Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư vì ba lý do.

Thứ nhất, mặc dù khi đó ông Đặng Tiểu Bình muốn để Kiều Thạch tiếp quản chức vụ của Triệu Tử Dương, nhưng hai nguyên lão là Trần Vân và Lý Tiên Niệm lại ủng hộ Giang Trạch Dân. Trần Vân và Lý Tiên Niệm hay đến Thượng Hải nghỉ dưỡng, vì thế ông Giang Trạch Dân có nhiều cơ hội kết thân với họ. Một ví dụ điển hình là vào mùa đông năm 1986 ông Giang Trạch Dân đã gửi một chiếc bánh sinh nhật cho Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, khi đó ông Lý Tiên Niệm đang tiếp khách, vì thế ông Giang phải đứng chờ ở cửa suốt bốn tiếng đồng hồ, do đó Giang được Lý “đánh giá cao”.

Thứ hai, năm 1989 Nhân dân Nhật báo công bố bài “Xã luận 26/4”, sau khi định tính phong trào sinh viên là “nổi loạn”, các biện pháp thi hành đầu tiên được thực hiện tại Thượng Hải, khi đó Giang đã tổ chức Đại hội với hơn chục ngàn cán bộ tham dự, đã chỉnh đốn Báo Kinh tế Thế giới đưa tin tưởng niệm Hồ Diệu Bang và cho cách chức Tổng Biên tập Khâm Bản Lập (Qin Benli) của tờ báo, quyết định tổ chức lại nhân sự tờ báo.

Cuối cùng, vào tối ngày 19/5, trong phát biểu của ông Lý Bằng thay mặt Uỷ ban Trung ương đã nhắc lại lập trường chính quyền trung ương “áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để chấm dứt hành vi gây loạn”. Hai giờ sau, loa phóng thanh tại Quảng trường Thiên An Môn tuyên bố lệnh giới nghiêm. Sáng hôm sau, ông Giang Trạch Dân lập tức điện báo cho Trung ương bày tỏ quan điểm hết lòng ủng hộ quyết định của chính quyền Trung ương.

>>> Sự kiện Thiên An Môn 1989: Vì đâu quân giới nghiêm máu lạnh giết người?

>>> Tự thiêu giả ở Thiên An Môn: Vết nhơ khó xóa của chính quyền Trung Quốc

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x