Chuyện chưa biết về người phát hiện đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

Khi nhà khảo cổ học Zhao Kangmin phục dựng một chiến binh đất nung nổi tiếng, ông đã cố giữ bí mật để không cho chính phủ Trung Quốc vốn ghét các văn vật lịch sử biết về đội quân này.

Đội quân đất nung được tạo ra vào năm 250 trước Công nguyên để canh gác lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Theo các kênh truyền thông, nhà khảo cổ học Zhao Kangmin đã qua đời ở tuổi 81 vào ngày 16/5/2018. Ông được biết đến rộng rãi với công lao phát hiện Đội quân Đất nung nổi tiếng được điêu khắc tỉ mỉ tới từng nét mặt, trang phục, vũ khí và kiểu tóc trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Ông Zhao công tác ngành khảo cổ học trong hơn 40 năm và quản lý Bảo tàng quận Lâm Đồng ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây phía bắc Trung Quốc. Ông là người đầu tiên khai quật di chỉ sau khi biết tin người dân địa phương tìm được những mảnh vỡ đất nung có thể có ý nghĩa quan trọng.

Zhao Kangmin – người đầu tiên tìm thấy đội quân đất nung.

Đội quân Đất nung bao gồm 8.000 chiến binh bằng đất sét nung với kích thước y như người thật được tạo ra vào năm 250 trước Công nguyên nhằm canh gác lăng mộ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng, với niềm tin rằng đội quân này sẽ bảo vệ và phục vụ hoàng đế ở thế giới bên kia. Vị hoàng đế nay được cho là đã xây dựng phiên bản Vạn Lý Trường Thành đầu tiên trong thời gian cai trị của mình.

Ngôi mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng vốn đã là một khu phức hợp rộng lớn, ngoài hàng ngàn chiến binh đất sét nung còn chứa rất nhiều hiện vật, kho báu, ngựa đất sét, xe ngựa, và thậm chí cả vũ khí, tất cả đều được bảo vệ bởi 8.000 binh lính đất nung đứng chung quanh lăng mộ.

Đội quân đất nung ở Tây An, Trung Quốc.

Sau khi lăng mộ được thiết kế, những công nhân và thợ thủ công đã được huy động để xây dựng. Sau đó, tất cả những người tham gia thi công điều được cho là đã bị giết chết để ngăn không cho người khác biết được bí mật bên trong lăng mộ.

Vị trí của lăng mộ dường như đã bị lịch sử lãng quên cho đến năm 1974, một vài nông dân ở quận Lâm Đồng, thành phố Tây An trong lúc đào giếng đã tìm thấy phần đầu và tay chân của 6 – 7 tượng đất nung, và vô tình khám phá ra địa điểm của lăng mộ.

Khi những người nông dân bắt đầu thu thập các mảnh vỡ với ý định bán chúng, nhà khảo cổ Zhao Kangmin đã biết được tin này và nhanh chóng đến nơi và mua tất cả các hiện vật mà các nông dân đang giữ.

Sau đó, ông mang tất cả những gì thu thập được đến một bảo tàng địa phương. Tại đây, ông mất hơn ba ngày kỳ công gắn keo các mảnh vỡ rất nhỏ để ghép thành hai tượng chiến binh đầu tiên, theo lời kể của ông trên tờ báo địa phương.

Màu sắc nguyên thủy trang phục của một chiến binh. (Ảnh: Charlie)

Ông đã thực hiện việc này một cách bí mật vì sợ chính phủ Trung Quốc phát hiện. Dưới chế độ cai trị tàn bạo của Mao Trạch Đông, những gì trong quá khứ được nhìn nhận như những thứ cổ hủ đang cản trở người trung Quốc đi lên chủ nghĩa cộng sản.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài từ năm 1966 đến năm 1976, chính quyền của Mao Trạch Đông đã đập đổ và phá hủy vô số hiện vật lịch sử vì văn hóa truyền thống trong thời kỳ này bị xem như những “tư duy cũ” cần phải bị phá bỏ.

Khi đội quân đất nung được phát hiện, cuộc Cách mạng Văn hóa đã bắt đầu đi vào thoái trào, nhưng ông Zhao vẫn không định chia sẻ phát hiện của mình với thế giới. Ông cho rằng tiếp tục giữ bí mật trong thời gian này sẽ tốt hơn, và sẽ không có nguy hại về việc chính phủ phát hiện và phá hủy các hiện vật này.

Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực bảo mật thông tin của ông Zhao, tin tức vẫn bị rò rỉ đến tai chính phủ. Với sự thay đổi cách cư xử một cách đáng ngạc nhiên, chính phủ đã ra lệnh chính thức khai quật địa điểm nơi các chiến binh đất nung được tìm thấy. Hàng ngàn chiến binh đã được phát hiện trong suốt quá trình khai quật này.

Cuộc Cách mạng Văn hóa kết thúc bằng cái chết của Chủ tịch Mao vào năm 1976, chấm dứt việc tiêu hủy hàng loạt các hiện vật lịch sử. Lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng và Đội quân Đất nung đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Sau đó, ông Zhao Kangmin vẫn tiếp tục công việc của mình như một nhà khảo cổ học, nhưng phát hiện này sẽ mãi là thành tựu vĩ đại của ông. Mặc dù ông có thể không phải là người đầu tiên nhìn thấy các bức tượng chiến binh, nhưng ông chính là người đầu tiên biết được chúng là gì và ý nghĩa lịch sử quan trọng của chúng.

Bảo Long (dịch)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x