Thanh niên Ấn Độ ứng dụng kiến thức học đường để cứu người hệt như một đoạn phim ‘3 chàng ngốc’
Mỗi con người đều mang trong mình hạt giống của sự sáng tạo, đặc biệt là các kỹ sư. Và còn gì tuyệt vời hơn khi các sinh viên ngành kỹ thuật áp dụng những kiến thức được học trên ghế nhà trường để thực hành cứu người.
Và nếu bạn đã từng xem qua bộ phim “3 chàng ngốc” đình đám của Ấn Độ thì bạn sẽ nhận ra chúng ta đang nói điều gì. Ba chàng trai trong phim đã dám sống thật và vượt qua khuôn khổ các bài học giáo điều khô cứng để ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.
Rất giống cảnh Rancho và các bạn học sử dụng các thiết bị cơ khí mình phát minh ra để cứu người, trên chuyến bay định mệnh, một sinh viên năm cuối đã cứu sống người đàn ông đang trong cơn nguy kịch. Cậu ấy chính là Karttikeya Mangalam, người theo học ngành kỹ thuật điện tại IIT – Kanpur. IIT là viết tắt của ‘Indian Institutes of Technology’ – Học viện Kỹ thuật Ấn Độ.
Từ đây Karttikeya Mangalam đã đưa vào cuộc sống thực một cảnh trong bộ phim “3 chàng ngốc”. Quá trình cứu người đã được thực hiện bằng chính những kỹ thuật cơ bản mà chàng sinh viên đã được dạy trong năm học đầu tiên tại IIT.
Câu chuyện bắt đầu trên chuyến bay của Karttikeya Mangalam với lịch trình đi từ Geneva đến New Delhi. Trên chuyến bay này bao gồm cả một người đàn ông đang bị bệnh rất nặng. Anh ấy ngồi sau Karttikeya Mangalam hai hàng ghế.
Người đàn ông này tên là Thomas, 30 tuổi và đang mắc căn bệnh tiểu đường loại 1. Nhưng không may Thomas đã quên mang theo thiết bị cân bằng đường huyết insulin, sau khi anh vượt qua cuộc kiểm tra an ninh và trở lại sân bay.
Điều này đã khiến cho lượng đường trong máu của Thomas tăng lên đến mức đáng báo động và rất cần sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
May mắn thay một bác sĩ có mặt trên chuyến bay đã giúp đỡ Thomas. Bản thân người bác sĩ này cũng là một bệnh nhân tiểu đường và trong người ông hiện có một thiết bị insulin đã được tiêm vào cơ thể dưới dạng cây bút nhỏ.
Tuy nhiên, vấn đề lớn đã xảy ra khi kích cỡ của loại loại bút insulin mà Thomas sử dụng lại nhỏ hơn rất nhiều so với chiếc bút insulin của vị bác sĩ này. Do vậy, chúng không hề tương khớp với nhau.
Ngay sau đó Thomas bất tỉnh và miệng trào bọt.
Đúng lúc này Karttikeya bước vào cầm lấy cây bút Insulin của bác sĩ và bắt đầu tháo rời các chi tiết, nhằm tìm hiểu xem cách thức hoạt động của nó như thế nào.
Anh ấy đã yêu cầu được truy cập wifi từ nữ tiếp viên hàng không và bắt đầu tham khảo sơ đồ cấu tạo của loại thiết bị Insulin này. Sau cùng Karttikeya kết luận: Tất cả các cây bút Insulin đều cần đến một cái lò xo!
Karttikeya đã lấy cây bút từ hành khách và lắp ráp nó lại bằng một chiếc lò xo. Thiết bị sau khi hoàn thành đã có kích thước phù hợp với hộp đựng insulin nhỏ của Thomas. Ngay sau đó nó đã được tiêm vào cơ thể của người đàn ông này.
Nhờ vậy mà máy bay không phải hạ cánh khẩn cấp và Thomas tỉnh lại trong thời gian ngắn. Anh được chuyển đến bệnh viện Medanta ở Gurgaon để hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Sự việc này đã nhắc cho chúng ta nhớ về những hình ảnh trong bộ phim “3 chàng ngốc”. Và Karttikeya đã đem Thomas trở về từ cõi chết bằng việc biến cảnh phim này thành đời thật một cách rất kỳ diệu.
Nó được xem như là bài kiểm tra chất lượng về kết quả giáo dục của một người, khi những kiến thức được giảng dạy trong học đường áp dụng trong một tình huống thực tế.
Đó cũng là lý do vì sao mà bạn nên học cách tiếp thu những kiến thức hữu ích, có tính thực hành cao trong cuộc sống. Thay vì chỉ học để vượt qua các kỳ thi và nghĩ rằng mình đã thành công khi có điểm số cao sau các bài kiểm tra.
Điều này cũng giống như một bình luận về bộ phim “3 chàng ngốc”: “Kaabil bano, kamyabi… jhak maarke peeche bhagegi” – “Thành công lớn nhất chính là cứu được sinh mệnh của người khác”.
Uniwriter, theo viral.laughingcolours