Đặng Tiểu Bình từng nhiều lần đối phó với Tập Trọng Huân

17/05/18, 08:38 Trung Quốc
Hình chụp chung gia đình ông Tập Cận Bình gồm ông Tập Cận Bình (trái), em trai Tập Viễn Bình (giữa) cùng người cha Tập Trọng Huân (Ảnh: internet).

Trên Đài Phát thanh Á châu Tự do ngày 14/5, nhà bình luận Cao Tân (Gao Xin) có bài viết phơi bày câu chuyện ông Đặng Tiểu Bình nhiều lần thanh trừng ông Tập Trọng Huân. Bài viết cho biết, lần đầu là tại Hội nghị toàn thể Trung ương 1 Khóa 8 ĐCSTQ vào tháng 9/1956, sau khi ông Đặng Tiểu Bình vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị và nhậm chức Tổng Bí thư Ban Bí thư, không những không noi theo ông Trần Bá Đạt (Chen Boda) trước đây tiến cử hiền tài là những “cán bộ Tây Bắc” cho ông Mao Trạch Đông, trái lại còn ra tay loại bỏ ông Tập Trọng Huân, loại bỏ hết những cán bộ Tây Bắc mà đặc biệt là cán bộ quê Thiểm Tây.

Theo bài viết, ông Đặng Tiểu Bình được trọng dụng nhờ công tố cáo ông Cao Cương (Gao Gang) với ông Mao Trạch Đông, nếu không có sự kiện Cao Cương thì khó tưởng tượng được chuyện thăng tiến của ông Đặng Tiểu Bình. Rõ ràng, ông Đặng Tiểu Bình thay vị trí của Cao Cương nên dĩ nhiên không thể chấp nhận để ông Tập Trọng Huân được trọng dụng.

Một lần khác là sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, ông Diệp Kiếm Anh, Hoa Quốc Phong và Hồ Diệu Bang đều mạnh mẽ ủng hộ “sửa lại án oan” cho ông Tập Trọng Huân, nhưng vì ông Đặng Tiểu Bình và Trần Vân kiên quyết chống lại việc tái trọng dụng ông Cao Cương nên đã liên quan đến ông Tập Trọng Huân, do đó cái gọi là sửa án oan “thế lực chống Đảng Tập Trọng Huân” đến năm 1980 mới bắt đầu.

Ngoài ra, một bài viết khác của nhà văn mạng internet có bút danh “Lưu Bạch” mới công bố cũng cho biết vì chuyện tranh giành quyền lực mà ngay từ những năm 1950 ông Đặng Tiểu Bình đã không ưa ông Tập Trọng Huân, sau đó nhiều lần ông Đặng Tiểu Bình ra tay đối với ông Tập Trọng Huân.

Năm 1952, vì ông Mao Trạch Đông cắt giảm quyền lực địa phương đã huy động những nhân vật đóng vai trò quan trọng tại các địa phương về Bắc Kinh, tiêu biểu như Cao Cương, Nhiêu Tấu Thạch, Đặng Tử Khôi, Đặng Tiểu Bình, Tập Trọng Huân. Ông Đặng Tiểu Bình đã được cho giữ chức Phó Thủ tướng, còn ông Tập Trọng Huân được giao chức Trưởng Ban Tuân truyền Trung ương.

Bài viết cho biết, khi đó ông Lưu Thiếu Kỳ là “người kế nhiệm” của ông Mao Trạch Đông, nhưng những nhân vật có thực quyền như Cao Cương, Nhiêu Tấu Thạch, Đặng Tử Khôi, Đặng Tiểu Bình, Tập Trọng Huân cũng thuộc vào những người có khả năng tiếp quản quyền lực trong tương lai. Ông Tập Trọng Huân trẻ hơn ông Đặng Tiểu Bình gần mười tuổi, họ cũng là đối thủ tiềm năng trong vai trò trở thành người tiếp quản quyền lực.

Năm 1954 xảy ra vụ việc ông Cao Cương. Ông Mao Trạch Đông vì phải cân bằng quyền lực các phe phái mà ngày càng độc đoán, đã giục Cao Cương phản đối Lưu Thiếu Kỳ, khi Cao Cương muốn liên kết cùng Đặng Tiểu Bình để đối phó Lưu Thiếu Kỳ, ông Đặng Tiểu Bình không hiểu chuyện lại kể chuyện bí mật của Cao Cương cho ông Mao Trạch Đông, khiến Mao buộc phải vứt bỏ Cao Cương. Đồng thời, cũng vì chuyện này mà ông Đặng Tiểu Bình được trọng dụng.

Năm 1955, ông Tập Trọng Huân bị liên lụy vì sự kiện Cao Cương, đã bị yêu cầu làm kiểm điểm. Trong hai lần kiểm điểm đầu, ông Tập Trọng Huân không vượt qua được, nhưng lần thứ ba đã thoát được. Bài viết chỉ ra, nguyên do ông Tập Trọng Huân không qua được chính là vì ông Đặng Tiểu Bình. Sau Đại hội Đảng lần 8 năm 1956, ông Đặng Tiểu Bình vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, trong khi ông Tập Trọng Huân chỉ là Ủy viên Trung ương. Năm 1962, ông Tập Trọng Huân trở thành thủ phạm đứng đầu bè lũ chống Đảng, sau đó ông Đặng Tiểu Bình trong vai trò là Tổng Bí thư Ban Bí thư Trung ương đã hỗ trợ Khang Sinh chỉnh đốn ông Tập Trọng Huân.

Bài viết tiết lộ, sau Cách mạng Văn hóa, xung đột giữa Đặng và Tập cũng không thể kết thúc. Ban đầu ông Đặng Tiểu Bình không đồng ý cho ông Tập Trọng Huân tái nhậm chức vụ, muốn ông Tập phải đảm bảo luôn nhất quán với Đặng thì mới được nhậm chức vụ trở lại. Tháng 4/1978, dù ông Tập Trọng Huân trở lại nắm chức vụ nhưng không thể về Bắc Kinh, cũng không giữ được chức Phó Thủ tướng như ban đầu mà phải rời Bắc Kinh để về làm lãnh đạo tỉnh Quảng Đông.

Tháng 9/1980, ông Tập Trọng Huân được chuyển trở lại Bắc Kinh; năm 1987, khi đó ông Tập Trọng Huân là một trong bát đại nguyên lão, rất tức giận trước thủ đoạn của các nguyên lão gồm Đặng Tiểu Bình, Bạc Nhất Ba, Vương Chấn ép ông Hồ Diệu Bang thoái vị.

“Các ông đã làm gì? Chẳng phải đây là kiểu diễn lại cảnh ‘ép cung’?” Ông Tập Trọng Huân đập bàn nói: “Đây không phải là hành động bình thường, là trái với nguyên tắc của Đảng. Tôi kiên quyết phản đối cách làm sỉ nhục này!”

Sau năm 1989 bùng nổ phong trào sinh viên yêu nước, ông Tập Trọng Huân đồng tình với đòi hỏi dân chủ của sinh viên học sinh, phản đối mạnh mẽ ĐCSTQ đàn áp các sinh viên. Sau cuộc đàn áp đẫm máu các sinh viên học sinh ngày 4/6/1989, ông Tập Trọng Huân cũng nhanh chóng mất quyền lực.

Bài viết chỉ ra, năm 1990 ông Tập Trọng Huân “đã được Trung ương phê duyệt về phương nam dưỡng lão”, thực tế là đã bị trục xuất khỏi ​​Bắc Kinh, lưu đày ra vùng xa. Năm 1999, ĐCSTQ kỷ niệm tròn 50 năm xây dựng chính quyền, lần đầu tiên ông Tập Trọng Huân trở lại Bắc Kinh để tham dự lễ kỷ niệm, thời điểm đó ông Đặng Tiểu Bình đã chết.

Bài viết dẫn lời người cung cấp thông tin cho biết, chính ông Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho ông Tập Trọng Huân “nghỉ dưỡng trước thời hạn”, khi đó ngay cả khi các thành viên Ủy ban Cố vấn Trung ương cũng không hài lòng.

Năm 1992 ông Đặng Tiểu Bình tuần du phương nam, có tin đồn cho rằng khi đó ông Đặng Tiểu Bình và ông Tập Trọng Huân lại cãi nhau trong một khách sạn tại Thâm Quyến, lại thề đến chết cũng không qua lại; cũng có tin cho rằng để tránh xảy ra tình cảnh khó xử, nhà chức trách Quảng Đông và Thâm Quyến đã sắp xếp để ông Tập Trọng Huân đi “thị sát” Quảng Châu vài ngày ngay trước ngày ông Đặng Tiểu Bình ghé thăm.

Nhưng bài viết của tác giả Lưu Bách chỉ ra, tất nhiên là Đặng và Tập cũng có hợp tác, ví dụ như ông Đặng Tiểu Bình cũng có ủng hộ nhất định ông Tập Trọng Huân trong vấn đề mở đặc khu kinh tế Thâm Quyến, nhưng khía cạnh chính vẫn là hận thù giữa hai bên rất sâu và kéo dài.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x