Tòa nhà Dinh Thượng Thơ nguy cơ bị phá bỏ: “Linh hồn của Sài Gòn bị tước đoạt thô bạo”

03/05/18, 17:48 Việt Nam

Trước việc tòa nhà Dinh Thượng Thơ khoảng 130 năm tuổi có thể bị đập bỏ nếu phương án nâng cấp tòa nhà UBND TP.HCM được thông qua, một người dùng Facebook đã đăng bài viết đầy cảm xúc khi nói “người ta đã thô bạo tước đoạt đi linh hồn của Sài Gòn” để có những cái đẹp giả tạo…

Toà nhà hồi đầu thập niên 20.

Theo phương án thiết kế, nâng cấp trụ sở HĐND – UBND TP HCM đang được lấy ý kiến người dân và chuyên gia, các tòa nhà phía sau đang là trụ sở Sở Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông… (quay mặt ra đường Lý Tự Trọng) sẽ được xây mới cao hơn, kết nối với toà nhà UBND hiện hữu để trở thành trung tâm hành chính mới.

Như vậy, toà nhà số 59-61 Lý Tự Trọng (Sở Thông tin và Truyền thông) – công trình được được đánh giá có lịch sử lâu đời thứ hai của vùng đất Sài Gòn (chỉ sau căn nhà của Giám mục Bá Đa Lộc xây năm 1790 đang được bảo quan trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục Sài Gòn) có nguy cơ bị đập bỏ.

Tại cuộc họp báo do UBND TP.HCM tổ chức trưa 2/5, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc cho biết , “TP cũng đã xem xét kỹ, công trình này không nằm trong danh mục kiểm kê di tích của ngành văn hóa thể thao. Chỉ cần trong danh sách, dù chưa được kiểm kê cũng sẽ được đối xử như di tích. Nhưng nó không có trong danh mục nên bước đầu không đưa vào bảo tồn“.

Tuy nhiên, giới kiến trúc sư không đồng tình với quan điểm trên, bởi giá trị bảo tồn công trình cổ nằm ở chỗ giữ nguyên vẹn cả kiến trúc lẫn không gian đô thị xung quanh.

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng, nếu thành phố phá bỏ Dinh Thượng thơ sẽ là điều “vô cùng đáng tiếc”.

Thành phố phải làm gương trong việc bảo tồn di sản, nếu không đừng mong nhà đầu tư sẽ bảo tồn. Giá trị của tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng thì không cần phải bàn cãi nữa, bởi nó là công trình lịch sử lâu đời của thành phố, hoàn toàn có thể bảo tồn và bố trí chức năng phù hợp“, ông Sơn nói.

Trước thông tin Dinh Thượng Thơ có thể bị phá bỏ, tài khoản Facebook Brian Wu cũng đăng bài viết “Vĩnh biệt dinh Thượng Thơ Sài Gòn” đầy cảm xúc dưới đây:

Sáng nay mình đọc các bài viết về quyết định của ban lãnh đạo TPHCM trong việc dinh Thượng Thơ Sài Gòn hơn 120 năm tuổi sẽ bị đập phá, để dành chỗ cho một tòa nhà hành chính mới, mặc dù vài tuần nay đã có rất nhiều người lên tiếng phản đối.

Ví dụ như báo Tuổi Trẻ đăng bài “Tòa nhà Dinh Thượng Thơ không phải là di tích”

Có thể các bạn sẽ muốn xả xú bắp bằng cách tiếp tục góp ý chửi rủa, khinh miệt các nhà lãnh đạo lẫn các cán bộ văn hóa TPHCM, họ học hành ra sao mà không biết cả “di sản văn hóa” là gì để mà giữ lại.

Nhưng hay là mình khuyên các bạn đừng chửi rủa và trách móc các vị lãnh đạo và các cán bộ văn hóa ấy nữa mà tất cả chúng ta hãy nhìn lại chính mình và hãy cứ suy gẫm chúng ta sẽ làm được gì và sẽ nên làm gì.

Bởi vì khi mà một vị lãnh đạo Sở Quy hoạch TPHCM, ông Huỳnh Xuân Thụ phát biểu rằng: “Cá nhân tôi cho rằng, Dinh Thượng Thơ ở góc độ nghệ thuật kiến trúc không có gì đặc biệt để phải giữ lại. Nó chỉ là một công trình hành chính của thời thực dân đế quốc, mà xây dựng cũng khá vội vàng. Không phải nồi niêu xoong chảo nào cũng cần giữ lại hết“.

Nó cho thấy bạn có thể tiếp tục chửi, nhưng ban lãnh đạo của thành phố nơi các bạn ở, có rất nhiều vấn đề về sự hiểu biết di sản văn hóa là gì. Các nhà lãnh đạo này có thể hiểu rất rõ di sản văn hóa là gì nhưng vì tiền và vì quyền lợi mà họ bị mờ mắt, nhưng cũng rất có thể họ thật sự tin rằng họ cần đập hết để giải quyết ngay vấn đề trước mắt trong kiến thức hạn hẹp của họ (vì họ chả đi nhiều và biết nhiều về thế giới bên ngoài chẳng hạn).

Bởi vì khi mà ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc, trong bài viết báo Tuổi Trẻ trên, phát biểu rằng “TP cũng đã xem xét kỹ, công trình này không nằm trong danh mục kiểm kê di tích của ngành văn hóa thể thao. Chỉ cần trong danh sách, dù chưa được kiểm kê cũng sẽ được đối xử như di tích“, nó cho thấy, là chúng ta chả cần có sở Quy Hoạch TPHCM, vì làm quy hoạch mà lại nói CHỈ KHI NÀO di tích nằm trong danh mục di tích mới được bảo tồn, mới được cứu xét, thì theo logic này, từ chợ Bến Thành cho tới Sở Thú đều sẽ bị đập hết vì chúng đều không nằm trong nhóm di tích lịch sử để bảo tồn ở Sài Gòn. Đây, bạn xem, 24/25 di tích lịch sử cấp quốc gia ở TPHCM chỉ liên quan đến người Cộng Sản nè bạn >> http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/146….

Không hiểu ngài Nguyễn Thanh Nhã sẽ trở lời ra sao khi ai đó hỏi ông cho ý kiến là chợ Bến Thành có thể sẽ bị đập hay không theo câu phát biểu trên của ông ? Mình cho rằng câu trả lời của ông, một vị giám đốc Sở Quy Hoạch TPHCM, là ngu dốt và vô trách nhiệm, đơn giản là vậy.

Bởi vì những lý do “kiến trúc cũ xưa phải nâng cấp” gì đó chắc cả thế giới người ta ai cũng đều biết mà họ vẫn bỏ bao nhiêu tiền vào để giữ lại di sản văn hóa của họ cả

Chắc bạn đang tuyệt vọng.

Nhưng hay là, bạn hãy nên xem lại bạn cần làm gì để mà bảo tồn các di sản văn hóa ở Sài Gòn (hay ở cả Việt Nam chẳng hạn). Bạn cũng đừng nên tuyệt vọng.

Mình thấy thời xưa đến nay, có rất nhiều người đã nổi danh khi họ chống đối qua con đường Civil Disobedience tức là sự Bất tuân Dân sự vậy. Từ ông Gandhi cho tới ngài mục sư Martin Luther King, họ đều dùng phương pháp này.

Ví dụ bạn đừng dắt người yêu và con bạn lại mà chụp tòa nhà TPHCM mới, khi nó khánh thành vì đó là một cách bạn nói “KHÔNG” với sự đập phá tàn nhẫn và vô trách nhiệm của ban lãnh đạo TPHCM.

Ví dụ khi chạy xe ngang qua, mỗi người lại lấy một cục đất quẳng xuống trước mặt tòa nhà, để nơi đó sẽ trở thành cái núi đất mà che đi cho tòa nhà đáng xấu hổ này, tức là bạn đã làm như ông cha mình khi xưa, đắp luôn cái cột đồng Mã Viện mà ngày nay đọc lên ta vẫn còn thấy cả sự xấu hổ trong đó.

Ví dụ khi bạn đi chơi xa, hãy chụp hình và share với tất cả, để mọi người đều biết rằng Sài Gòn đã chết. Vì bạn không thể nào nhận một tòa nhà mới giống hệt như một tòa nhà đã làm bên Indonesia là một “di sản mới” 400 năm của Sài Gòn cả.

Ví dụ bạn là người Việt ở trời Tây hay Mỹ nào đó, và có về hợp tác với bên Việt Nam, khi ai đó cứ bô bô nói về “Quê hương mở rộng tay chào đón các bạn”, bạn cứ lấy lý do đi restroom, đi tiểu mà bước ra ngoài để khỏi nghe, vì bạn biết họ nói vậy chỉ là nói láo, chứ bạn đã không còn cái gọi là “quê hương” để mà về nữa. Họ đã và đang đập phá tất cả “quê hương”. Cái “quê hương” mà người ta đang hô hào đó, đó chỉ là một khu đất có cái xác không hồn “đầy cơ hội” để kiếm tiền và chơi đ* mà thôi.

Ví dụ nếu bạn là một người Cộng Sản và tranh đấu hy sinh cả đời cho đất nước, khi bạn có đến trước bức tượng khắc chủ tịch Hồ Chí Minh ở trước UBNDTP HCM, bạn hãy khóc vì chính ông, chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay năm 1945/1946, đã viết liền sắc lệnh 65/L để bảo vệ các di sản văn hóa, vì ông thấy rõ sự đập phá di sản văn hóa là tai hại. Nhưng gần trăm năm sau, những người nối tiếp sự nghiệp yêu nước của ông đã đi ngược lại điều mong mỏi của ông và đập hết tất cả, chỉ vì tiền, vì quyền lợi, hoặc vì kiến thức hạn hẹp của họ trong vấn đề gìn giữ di sản văn hóa. Dù với lý do nào đi chăng nữa, họ cũng đã cho lời ước nguyện gìn giữ di sản văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh vào thùng rác.

Ví dụ nếu bạn là một nhà nghiên cứu hay một sử gia về Sài Gòn, xin bạn đừng tiếp tục viết kiểu “TPHCM rất đẹp vì có tên Người và vì TPHCM được xây trên nền lịch sử 300 năm lẻ của Sài Gòn” nữa, vì các bạn đồng nghiệp của các bạn đã và đang đập phá hết Sài Gòn và bạn viết vậy là bạn đang nói láo và dạy láo cho tất cả.

Ví dụ nếu bạn có thời giờ, hãy đến chợ Bến Thành và vuốt ve các bức tường của chợ, vì chợ Bến Thành mà có lên tiếng được, chắc nó sẽ khóc suốt cho việc đồng loại của nó đang bị người ta xẻ mổ làm thịt không thương tiếc, và nó cũng không biết số phận của nó sẽ ra sao trong tương lai.

Ví dụ bạn có lái xe ngang qua khu di tích quốc gia “Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh dinh Độc Lập” ở số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, P. 5, quận 3, bạn đừng nên chê nó, mà bạn hãy nhìn và hãy nghĩ đến việc tha thứ cho những cô chú Biệt động nào đó, vì nếu họ sống lại, và bạn hỏi là có phải cô chú đi đánh giặc để cho con cháu có cơ hội ngày nay đập phá hết Sài Gòn không, thì mình đồ các cô chú đó cũng xấu hổ ở dưới đó chứ chẳng chơi.

Ví dụ bạn có tham gia vào các cuộc hội thảo của cô tiến sĩ Nguyễn kc Hậu, bạn hãy im lặng lắng nghe vì chúng như những khúc nhạc buồn. Bạn nghe để bạn tự dặn lòng mình hãy giữ Sài Gòn trong lòng bạn, và bạn về dạy lại con cái của bạn. Một tiến sĩ khảo cổ học nổi tiếng như cô Nguyễn kc Hậu lên tiếng, mà lãnh đạo TPHCM đem lý do “tòa nhà không nằm trong dạng di tích bảo tồn” để làm lý do đập phá, thì nó cho thấy, học vị khảo cổ học của cô Nguyễn kc Hậu, người ta xem thường nó như 1 thứ bằng cấp rẻ tiền nào đó, người ta xem cô như 1 cán bộ nhân viên nhà nước đã về hưu nào đó, chứ họ không coi cô và những người khác yêu Sài Gòn như các “di sản sống của Sài Gòn” để mà để ý tới những gì cô hoặc họ lên tiếng vậy .

Ví dụ bạn như mình, chắc sẽ từ từ bớt về Việt Nam. Vì về Sài Gòn, về Hà Nội, bạn muốn đi tìm lại những gì mà thế giới không có, để mà bạn xài tiền, để mà bạn sung sướng, chứ bạn không về Sài Gòn như “áo gấm về làng” (mà ở Sài Gòn nhiều người còn giàu hơn bên Mỹ rất nhiều đó). Bạn không về Sài Gòn để mà chơi đ* vì bạn ngán tới tận cổ vì đ* ở đâu mà không có. Bạn cũng chả có lý do gì về Sài Gòn để mà ngồi ở quận 1 đeo mắt kính phi công nhìn rất ngầu như những anh “Việt Kiều” rồi lại về lại Mỹ cày như trâu, vì đó chỉ là bọn cần 15 phút nổi tiếng trong cuộc đời trâu bò của họ. Bạn muốn về Sài Gòn và cần người ta để cho bạn tự do, bạn không muốn ai đi với bạn cả, và bạn chỉ muốn đứng một mình trước chỗ vu vơ Chí Hòa (Kỳ Hòa) nào đó và khóc thật lớn cho thỏa mãn vì nghĩ đến bao nhiêu người Sài Gòn đã bỏ mình trong trận đồn Chí Hòa đánh Pháp năm xưa. Rồi bạn chỉ muốn rờ lại từng bức tường ở các ngôi nhà xưa cũ của Sài Gòn vì chúng là những chứng nhân cho những gì đã xảy ra ở Sài Gòn trong cả trăm năm qua. Và bạn biết chắc chắn, Sài Gòn mà không còn các tòa nhà cũ thời Pháp nữa, thì Sài Gòn chỉ còn là một khu đô thị mới đi sau cả Thái Lan, cả Trung Quốc, cả Singapore, cả Mã Lai, và cả bao nhiêu khu đô thị ở Đông Nam Á mà bạn đã từng đi qua.

Và đáng buồn hơn, khi bạn nhìn lại Sài Gòn vài năm sau, bạn biết chắc rằng Sài Gòn cũ đã bị đập hết và ngày càng có nhiều khu đô thị mới ở Sài Gòn mọc lên. Thương xá Tax, hàng cây xanh, xưởng thuyền Ba Son, dinh Thượng Thơ, v.v chúng đều đã và đang bị đập hết, và từ đó các khu đô thị mới và các tòa nhà mới sẽ mọc lên. Các khu đô thị mới này có thể sẽ đẹp lung linh hơn rất nhiều so với các tòa nhà “thực dân, xoong chảo” Sài Gòn cũ. Các tòa nhà mới này sẽ đẹp như các cô hoa hậu sau cơn mưa vậy bạn ạ. Nhưng cái đẹp ấy, đó là cái đẹp của các hoa hậu đã qua sự chỉnh hình từ nâng mũi nâng môi cho đến nâng mông nâng ngực (hoặc nâng chim nữa không chừng). Và để có những cái đẹp giả tạo ấy, người ta đã thô bạo tước đoạt đi linh hồn của Sài Gòn. Và cái sự thô bạo ấy, cái sự đập đồ xưa để xây đồ mới này để làm “di sản mới”, chính là cái sự đời mà cánh đàn ông bọn mình thường rỉ tai nhau: “Xưa nay người ta lấy đ* về làm vợ chứ đâu có ai lấy vợ về làm đ* đâu mậy“. Nên hay là, sự đập phá hết cái cũ “của bọn đ* xưa Pháp” và xây những cái mới “vợ Tây” về làm “hạng đ* đời nay” không hồn ở Sài Gòn, đó chính là sự “lấy vợ về làm đĩ” của ban lãnh đạo TPHCM lẫn của các cán bộ văn hóa TPHCM chăng ?

Bạn cứ đọc và tự suy gẫm vậy.

Mình viết bài này để vĩnh biệt dinh Thượng Thơ Sài Gòn. Vì chúng ta có thể chẳng thèm quan tâm gì đó về chính trị, nhưng văn hóa là thứ mà một khi đã mất đi, sẽ không bao giờ lấy lại được nữa đâu bạn ạ.

“Lấy đ* về làm vợ chứ có ai lại lấy vợ về làm đ*” !!! Câu ấy chưa bao giờ đúng hơn vào trường hợp đập phá dinh Thượng Thơ Sài Gòn này.

Và mình dùng câu này không là để chê bai các cô là đ* hay không đ* gì đó, và nếu bạn đọc mà thấy vậy thì cho mình được xin lỗi. Mà mình dùng câu ví von này để nói lên tầm nhìn hạn hẹp và khá thô bạo lẫn vô trách nhiệm của ban lãnh đạo TPHCM và của các cán bộ văn hóa của thành phố ấy, dù chắc là không ít vị đã được đi Tây học.

Bạn nghĩ có câu nào ví von hay hơn ư ? Mời bạn share.

Goodbye dinh Thượng Thơ Sài Gòn !!!

“May the road rise up to meet you, may the wind be ever at your back. May the sun shine warm upon your face and the rain fall softly on your fields. And until we meet again, may God hold you in the hollow of his hand” – Irish Blessing. (Tạm dịch: Câu chúc lành của người Ireland, “Mong con đường vươn lên để gặp bạn, mong gió luôn ở phía sau lưng bạn thổi tới. Mong mặt trời chiếu sáng ấm áp trên khuôn mặt bạn và mưa nhẹ rơi trên cánh đồng của bạn. Và tới khi chúng ta gặp lại nhau, cầu Chúa gìn giữ bạn trong bàn tay của Ngài”).

Vĩnh biệt nha dinh Thượng Thơ Sài Gòn. Cưng hãy đi vào giấc ngủ ngàn thu. Hãy yên tâm mà đi đi cưng, vì cưng đã thoát khỏi xiềng xích của con người. Hãy nhẹ nhàng mà đi vì dù cưng có mất đi, có bị người ta thô bạo mà đập phá đi, cưng vẫn còn ở trong lòng của rất nhiều người nhớ và thương cưng đó cưng ạ.

Ngủ đi cưng, dinh Thượng Thơ của người Sài Gòn!!!

Ngủ đi cưng, linh hồn của người Sài Gòn!!!

Ngủ đi cưng, tòa nhà “thực dân, xoong chảo”!!!

Vì người Cộng Sản có thể chối bỏ cưng, và họ cho rằng cưng là thứ “tòa nhà thực dân xoong chảo”, nhưng qua xin viết bài này để vĩnh biệt cưng!!!

Vì chỉ có những ai không còn tình yêu quê hương đất nước, dù họ có là người Cộng Sản hay không, mới nói cưng là thứ “tòa nhà thực dân xoong chảo”.

Vì hôm nay chính là Sài Gòn Ngày Dài Nhất của qua vậy.

Hay trước khi cưng ngủ giấc ngàn thu, cưng cho Brian gọi cưng là bậu, vì “Lưới thưa mà bủa cá kìm, Lòng qua thương bậu, bậu tìm nơi nao?“.

Qua thương bậu lắm bậu ơi !!!

Vĩnh biệt nha dinh Thượng Thơ Sài Gòn của qua !!!

Trụ sở của Sở Thông tin  – Truyền thông và Công thương do người Pháp xây vào những năm 1860, trước đây là Nha giám đốc Nội vụ (người dân gọi là Dinh Thượng thơ), có vai trò điều hành trực tiếp về các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Về mặt chính quyền lúc bấy giờ, toà nhà có vai trò quan trọng chỉ sau Dinh Norodom (phiên bản trước của Dinh Thống Nhất ngày nay).

Công trình được xây theo kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm một dãy nhà chính giữa xoay ra đường Lý Tự Trọng, nối với hai dãy nhà hai bên tạo thành hình chữ U ôm lấy khoảng sân ở giữa. Bên trong có bốn cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên, nằm gần cổng ra vào và hai góc của tòa nhà.

Tính từ lúc được nâng cấp lần cuối (năm 1890) đến nay đã gần 130 năm, song tòa nhà vẫn giữ được hai chiếc cổng sắt được thiết kế tinh xảo và lối vào lát đá xanh. Nếu tính về lịch sử khi mới được xây dựng lần đầu thì công trình này đã gần 160 tuổi.

Tú Văn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x