Cô gái người dân tộc Bana cưu mang những đứa trẻ suýt chết vì hủ tục

09/03/18, 13:34 Cuộc sống

Có thể nói, Y Byen chính là hình mẫu của một người phụ nữ hiện đại. Không đầu hàng trước những hủ tục lâu đời của người dân tộc Bana. Ngay từ khi còn ở lứa tuổi học sinh, Y Byen đã dám vượt qua ranh giới, nhận đứa con mà theo tục bị xử tội chết mang về nuôi.

Y Byen cùng hai con nuôi.

Cô gái Bana nhận nuôi hai đứa trẻ bị bỏ rơi vì hủ tục

Theo phong tục người đồng bào Bana, đứa trẻ nào chẳng may mẹ qua đời mà vẫn còn bú thì sẽ bị xử tội chết, bằng cách để đói khát, sau đó mang đi chôn cùng với người mẹ. Theo nhiều người trong vùng lý giải, tập tục này đã có từ rất lâu và người Bana quan niệm nếu không để cháu bé theo mẹ thì hồn người chết sẽ không siêu thoát, hồn ma ấy đeo bám đứa trẻ và bắt nó đi theo.

Hơn thế nữa, đứa bé không có bàn tay mẹ chăm sóc sẽ gây phiền toái cho cha, anh, chị, em trong gia đình. Chính vì thế, đứa trẻ phải theo mẹ càng sớm càng tốt, khi ấy linh hồn người mẹ sẽ được siêu thoát và người sống cũng không phải bận lòng.

Ngoài ra, những cô gái lỡ “ăn phải trái cấm” trước hôn nhân phải tự tay bóp chết đứa con mình vừa sinh ra. Nếu người mẹ không thể giết con thì anh em dòng họ của cô sẽ… giúp.

Người Bana ở đây quan niệm những đứa trẻ không cha sinh ra là điềm gở, mang xui xẻo đến cho chính bản thân người mẹ và người dân trong làng. Hơn nữa, nếu người mẹ cố tình nuôi đứa con không cha này thì sẽ không có người đàn ông nào dám lấy cô làm vợ nữa.

Năm 2004, một người phụ nữ dân tộc không có điều kiện đã phải đẻ tại nhà và không may qua đời. Biết được đứa con chắc chắn bị ban tội chết, Y Byen khi ấy còn là học sinh, cô chỉ mới 16 tuổi, đã xin mang đứa bé về nuôi. Cô đặt tên cho cậu bé là Y Song – nghĩa là “Món quà của Chúa Trời”. Ngoài thời gian đi học, cô bé tranh thủ đi móc mủ cao su, bắt cua, bắt ốc để trang trải học phí và mua sữa cho con.

Cô đặt tên cho đứa con thứ 2 của mình là Y Sơn, nghĩa là ngọn núi của dân làng, còn Y Song – nghĩa là “Món quà của Chúa Trời”.

Y Byen bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc đứa bé gọi cô một tiếng mẹ, cô cảm thấy hạnh phúc khó tả thành lời. Cha của cô là chú Y Byơm cho biết, gia đình phải bán cả gà, heo để nuôi đứa bé ăn học tươm tất, dù khổ mấy đi chăng nữa. Sau một lần đi công tác, Y Byen lại bắt gặp một đứa trẻ sinh non bị vứt ở nghĩa trang. Bản năng người mẹ trong cô trỗi dậy, thôi thúc Y Byen mang đứa trẻ về nuôi nấng. Cô đặt tên cho đứa con thứ 2 của mình là Y Sơn, nghĩa là ngọn núi của dân làng.

Những ngày đầu nhận nuôi hai đứa trẻ, gia đình Y Byen nghèo đến mức không có cơm mà ăn. Tuy nhiên, vì thương những đứa trẻ vừa sinh ra đã thiệt thòi mà cô cố gắng. Đến nay, cha mẹ cô đã già yếu, chỉ làm nông và dệt thổ cẩm sống qua ngày. Riêng Y Byen, nhờ sở hữu chất giọng mạnh mẽ, hào sảng của núi rừng nên có cơ hội công tác trong vai trò ca sĩ tại Đoàn văn công Đam San, thành phố Pleiku. Mỗi tháng, thu nhập của Y Byen ở khoảng 3 – 4 triệu đồng, chỉ đủ trang trải những chi phí cơ bản cho gia đình 5 người.

Y Byen chính là hình mẫu của phụ nữ dân tộc hiện đại: dám nghĩ, dám làm

Có thể nói, Y Byen chính là hình mẫu của một người phụ nữ hiện đại. Không đầu hàng trước những hủ tục lâu đời của người dân tộc. Ngay từ khi còn ở lứa tuổi học sinh, Y Byen đã dám vượt qua ranh giới, nhận đứa con mà theo tục bị xử tội chết mang về nuôi. Cô cũng vượt qua những lời xì xào, bàn tán ở buôn để mang đứa con thứ hai về cưu mang.

Cô gái dân tộc Bana Y Byen có trái tim từ mẫu, cưu mang đứa trẻ bị ban tội chết vì hủ tục - Ảnh 7
Có thể nói, Y Byen chính là hình mẫu của một người phụ nữ hiện đại. Không đầu hàng trước những hủ tục lâu đời của người dân tộc.

Ở độ tuổi 28 như Y Byen, những cô gái dân tộc khác đã yên bề gia thất cùng đàn con thơ. Sở hữu nhan sắc dễ nhìn, nụ cười tỏa nắng cùng giọng hát nội lực, hẳn Y Byen có rất nhiều người theo đuổi. Tuy vậy, cô chỉ mong có sức khỏe, làm việc chăm chỉ để nuôi con mà chẳng màng hạnh phúc riêng. Y Byen còn sợ rằng, khi đã lập gia đình khó có người chồng nào đủ vị tha để yêu thương hết lòng hai đứa con nuôi của mình.

Cô gái dân tộc Bana Y Byen có trái tim từ mẫu, cưu mang đứa trẻ bị ban tội chết vì hủ tục - Ảnh 8
Y Byen mạnh dạn đăng ký tham gia Hát mãi ước mơ, hát cho hai con để chúng có cơ hội học hành nên người.

Cô ca sĩ của núi rừng còn mạnh dạn đăng ký tham gia Hát mãi ước mơ, hát cho hai con để chúng có cơ hội học hành nên người. Y Byen còn thông qua chương trình, dùng tiếng nói nhỏ bé của mình kêu gọi đồng bào Bana hãy xóa bỏ hủ tục vì những đứa trẻ đâu có tội tình gì. Cô mong sau này, những đứa trẻ đã kém may mắn khi lọt lòng vì mẹ qua đời, sẽ được những người thân còn lại trong gia đình thương yêu, đùm bọc.

Ước mơ phần nào được hiện thực hóa

Ở phần thi đầu tiên, Y Byen đã thể hiện thành công ca khúc Đôi mắt Pleikumang đậm hơi thở núi rừng. Vòng thi thứ 2, cô hát Và ta đã thấy mặt trời một lần nữa chinh phục khán giả tại trường quay. Ở vòng cuối Tỏa sáng, Y Byen chọn thể hiện Cơn mưa nhịp chiêng và nỗi nhớ, đạt đồng giải nhất với thí sinh Phạm Bá Hồng và chia đôi tổng giải thưởng 75 triệu đồng, mỗi người mang về 37 triệu 5 trăm nghìn đồng.

Cô gái dân tộc Bana Y Byen có trái tim từ mẫu, cưu mang đứa trẻ bị ban tội chết vì hủ tục - Ảnh 9
Số tiền nhận được không quá lớn nhưng là kết quả của nhiều nỗ lực, cố gắng của Y Byen suốt những năm vừa qua.

Số tiền nhận được không quá lớn nhưng là kết quả của nhiều nỗ lực, cố gắng của Y Byen suốt những năm vừa qua. Hy vọng, với sự chắp cánh của Hát mãi ước mơ, Y Byen sẽ đem đến cho những đứa con của mình một tương lai tươi sáng hơn, ăn học thành người. Đồng thời, với sự đồng hành của Hát mãi ước mơ, tiếng nói nhỏ nhoi của Y Byen sẽ phần nào xóa bỏ những hủ tục xưa, để những đứa trẻ vô tội mất mẹ sẽ có cơ hội được sống.

Ngoài Y Byen vẫn còn một vài người dân Bana tốt bụng đã cứu thoát được nhiều đứa trẻ khác

Bà Trần Thị Hường, vợ ông Long, cho biết vào năm 2005 bà cùng chồng và 2 cán bộ xã cứu được em Đinh Hoàng Phước (SN 2005) là con của chị Đinh Sang ở làng Tung Ke. Chị Sang là người đã có chồng, nhưng anh này đã qua đời. Sau đó chị có thai với người đàn ông khác, sinh ra cháu Phước.

Theo lệ làng, đứa trẻ này sẽ bị xử tội chết. Những người họ hàng thân thích biết tin chị sinh đã kéo đến vây quanh để tạo áp lực buộc chị phải giết chết cháu bé. Trước áp lực của người thân, khi cháu bé vừa từ bụng mẹ ló đầu ra, chị Sang dùng 2 đùi của mình kẹp chặt đầu Phước để cháu không kịp cất tiếng khóc chào đời.

Biết tin, ông Long cùng vợ và 2 cán bộ xã có mặt, lao vào can ngăn để người mẹ trẻ không làm điều tội lỗi. Một người trong số họ đã dùng hết sức kéo 2 chân chị Sang ra để đứa trẻ không bị ngạt.

“Lúc cháu bé vừa sinh ra, tôi vội chộp lấy chạy về trạm xá xã, phía sau là anh em họ hàng chị Sang rượt theo đòi cướp lại để giết chết. Bọn họ còn đánh tôi bầm cả lưng”, bà Hường nhớ lại. Phước được vợ chồng ông Long nhận làm con nuôi và cho cháu ăn học đàng hoàng.

Bé Phước được ông Long cứu thoát khỏi hủ tục của người Bana.

Trước đó, Đinh Sang cũng sinh một đứa con không cha, bị gia đình ép phải giết em bé.

Ít lâu sau, ở làng bên cũng có trường hợp tương tự. Cháu bé bị họ hàng lên kế hoạch “xử tử”, nhưng vợ chồng ông Long đứng ra thuyết phục xin gia đình giao lại bé cho chính quyền xã.

Vì thương cháu nhỏ nên ông Long đưa về nhà nuôi, sau đó có cặp vợ chồng hiếm muộn đến xin. Vợ chồng ông cùng chính quyền xã đã đồng ý giao đứa bé cho 2 người này.

Cách đây vài năm, chị Đinh Nai Huỳnh (chủ tịch Hội phụ nữ xã) đã cứu sống một bé gái từ tay cha đẻ và gia đình của họ. Sự việc diễn ra khi một thai phụ lên nương làm rẫy thì bị trúng gió nằm bất động dưới đất. Lúc này, chị Huỳnh áp mặt vào bụng thì thấy em bé đạp dữ dội.

Ngay lập tức, chị đưa thai phụ ra trạm y tế xã cấp cứu, mổ bắt con. Chị nói dối là mẹ cháu vẫn còn sống để tránh việc người nhà thai phụ bắt cháu phải chết theo mẹ. Sau đó, chị xin về nuôi và đặt tên là Đinh Nai Thương. Sở dĩ chị đặt tên Thương là vì muốn mọi người yêu thương cháu nhiều hơn.

Tuy là người Bana nhưng chị Huỳnh ra sức đấu tranh nhằm xóa bỏ hủ tục, để những đứa trẻ khi sinh ra thoát cái chết oan uổng. Đã từng chứng kiến nhiều cái chết đau lòng nên chị quyết tâm phải xóa bằng được hủ tục này thông qua các bài tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ việc làm của mình là vô lương tâm và vi phạm pháp luật.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện về một người hùng và người cha mafia

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Chuyện về một người hùng và người cha mafia

    Chuyện về một người hùng và người cha mafia

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x