Bhutan – Đất nước có mức khí thải CO2 âm nhờ 72% diện tích là rừng

07/03/18, 11:38 Cuộc sống

Bhutan là đất nước đầu tiên trở thành nơi có mức khí carbon âm. Một đất nước, một vùng đất nhỏ bé tại Himalayas với dân số chỉ khoảng 790.000 dân, đã làm được điều không tưởng.

 

 

Bhutan hứa hẹn rằng mình sẽ là đất nước có mức carbon trung hòa, tuy nhiên, họ đã làm tốt hơn thế: mức carbon của họ còn âm.

Về cơ bản là mức khí thải carbon của đất nước Bhutan tạo ra không chỉ ít, mà còn âm bởi cùng lúc đó, họ vẫn tạo ra thêm năng lượng tái tạo.

Những con số thống kê đầu năm 2017 cho thấy Bhutan chỉ tạo ra 2,2 triệu tấn CO2, nhưng những khoảng rừng lớn của Bhutan có thể cô lập được lượng CO2 lớn bằng 3 lần con số trên.

Một góc nhìn khác về sự “phát triển”

Kết quả hình ảnh cho Đất nước có lượng carbon âm tính

Thủ tướng Chính phủ của Bhutan, ông Tshering Tobgay coi mức độ hạnh phúc của đất nước có tầm quan trọng hơn tốc độ tăng trường kinh tế, đó mới là yếu tố chủ chốt trong các tiến bộ xã hội và mội trường của một nước.

Không như các nước sử dụng GDP – Tổng Sản lượng Nội địa để đánh giá mức độ tăng tưởng, Bhutan sử dụng GNH – Tổng Mức hạnh phúc Nội địa để đánh giá mốc tăng trưởng.

Mục tiêu của họ là cải thiện mức độ hạnh phúc của xã hội, cải thiện môi trường để khiến dân cư cảm thấy khỏe khoắn hơn, từ đó cải thiện văn hóa và cả kinh tế. Khuôn mẫu này cho ta một góc nhìn hoàn toàn mới về sự phát triển. Nó vừa cho thấy tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế, cùng lúc đó cũng cho thấy tàm quan trọng của văn hóa và môi trường.

“Chúng tôi đã cố gắng không ngừng để cân bằng được tốc độ phát triển kinh tế với việc phát triển xã hội, giữ cho môi trường cân bằng và bảo tồn các giá trị văn hóa”, ông Tobgay nói.

Chào mừng bạn đến với Bhutan, đất nước có mức khí thải carbon âm nhờ 72% diện tích là rừng che phủ - Ảnh 3.
Thủ tướng Chính phủ của Bhutan, ông Tshering Tobgay.

Bảo vệ nguồn rừng là bảo vệ đất nước

Chính phủ quốc gia đang lên kế hoạch “phủ xanh” đất nước khi sử dụng nguồn năng lượng sạch, hệ thống nhiên liệu sinh học và rất nhiều các phương pháp khác nhằm xây dựng một đất nước bền vững.

Những khu vực được bảo tồn nghiêm ngặt chính là trọng tâm của chiến thuật kìm giữ mức carbon của Bhutan. Chính quyền Bhutan yêu cầu ít nhất 60% diện tích đất nước phải tiếp tục được rừng che phủ.

Hiện tại, 72% đất nước Bhutan có rừng che phủ, quá nửa diện tích đất nước là khu vực rừng quốc gia được bảo hộ, là những khu bảo tồn tự nhiên và khu bảo vệ động vật hoang dã.

Chào mừng bạn đến với Bhutan, đất nước có mức khí thải carbon âm nhờ 72% diện tích là rừng che phủ - Ảnh 1.

Hơn nữa, chính phủ cung cấp tài nguyên để những cộng đồng sống trong các khu tự nhiên này sống được tốt, vừa bảo vệ được rừng trong khi sống hài hòa với tự nhiên. Điều này cho phép chính quyền Bhutan ngăn được nạn săn bắn, khai khoáng và làm ô nhiễm rừng.

Chính phủ Bhutan đã có những nỗ lực phi thường và định hướng lâu dài cho cả dân tộc. Nằm cách biệt với thế giới nhưng Bhutan lại là quốc gia đang có những bước đi vững chắc trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu.

thủ tướng bhutan, diễn thuyết, biến đổi khí hậu, Bài chọn lọc,
Rừng nguyên sinh che phủ hơn 70% diện tích của đất nước Bhutan.

Trong bài diễn thuyết tại TED, ông Tshering Tobgay đã vẽ lên thực trạng mà Bhutan đang phải gánh chịu. Cũng như nhiều nước nghèo khác, nơi những cánh rừng vẫn che phủ, người dân Bhutan đang phải chịu những hậu quả thiên nhiên như lở đất, lũ lụt, băng tan, trong khi lỗi thuộc về những nước công nghiệp ngày ngày đang “nấu sôi” bầu khí quyển bằng lượng khí thải vượt qua mức cho phép nhiều lần.

Đồng thời ông cũng chia sẻ giấc mơ của ông cho cả khán phòng, giấc mơ về một hành tinh xanh nơi tất cả các quốc gia cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung nhằm đem lại hành phúc cho con người và sự sống cho Trái Đất.

Chào mừng bạn đến với Bhutan, đất nước có mức khí thải carbon âm nhờ 72% diện tích là rừng che phủ - Ảnh 5.

Bhutan, một quốc gia nhỏ với những con người nhỏ bé nhưng họ có quyền nghĩ lớn, mơ lớn và biến nó thành hiện thực. Bài học của Bhutan là bài học cho tất cả các nước trên thế giới noi theo và cùng mơ giấc mơ “Trái Đất vì cuộc sống”.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x