Trùng tu Vatican, phát hiện kiệt tác hội họa 500 năm tuổi

20/12/17, 08:20 Tri thức

Trong quá trình trùng tu Bảo tàng Vatican, các chuyên gia đã bất ngờ phát hiện hai bức bích họa mà bậc thầy Phục Hưng Raphael chưa kịp hoàn thành trước khi qua đời vào năm 1520.

Cận cảnh bức họa Thần Công lý bị quên lãng bao lâu nay của Raphael mới được khám phá ở Bảo tàng Vatican. (Ảnh: CNN).

Vậy là bí ẩn 500 năm tuổi đã có lời giải đáp. Trong quá trình trùng tu một căn phòng ở bảo tàng Vatican, các chuyên gia đột nhiên nhận thấy sự khác biệt giữa chất liệu màu vẽ của những bức họa trong phòng. Đặc biệt, trong đó có hai bức bích họa được vẽ bằng sơn dầu, khác hẳn với những bức còn lại.

Sau khi nghiên cứu nét vẽ, màu, và phong cách của hai bức họa, các chuyên gia xác nhận đây đích thị là tác phẩm nghệ thuật của danh họa bậc thầy Raphael. Họ còn tin rằng đây là hai tác phẩm cuối cùng của ông trước khi họa sĩ thiên tài này qua đời ở tuổi 37 vào năm 1520.

“Thật tuyệt vời! Khi biết rằng đây là những tác phẩm cuối cùng của Raphael, tôi cảm giác rằng vị họa sĩ bậc thầy vẫn đang hiện diện quanh đây” –  Fabio Piacentini, giám đốc bộ phận phục chế ở Vatican cho biết.

Hai bức họa vẽ về hai người phụ nữ, một là Thần Công lý và một là Thần Tình bạn, cho là được vẽ vào năm 1519 trong một căn phòng ở Vatican. Tuy nhiên, khi căn phòng chưa được hoàn thành trọn vẹn thì Raphael qua đời. Sau khi ông mất, một số nghệ sĩ khác đã hoàn tất nốt căn phòng, và khiến hai bức tranh trở nên bình thường như một số tác phẩm nghệ thuật khác có trong bảo tàng.

Kết quả hình ảnh cho Thành Vatican
Một phần bức họa “Thần Tình bạn” ở Vatican. (Ảnh:CNN)

Phải đến năm 2017, khi các nhà phục chế tiến hành lau dọn tường của Hall of Constantine mới tình cờ phát hiện ra điểm khác biệt của hai kiệt tác nghệ thuật này. Sau khi quét tia hồng ngoại, các chuyên gia nhận thấy hai bức tranh này được vẽ bằng sơn dầu, trong khi phần còn lại của căn phòng được sơn bằng cách sử dụng kỹ thuật fresco truyền thống.

Cũng theo một số ghi chép của Giorgio Vasari trong cuốn sách cổ có tên “Cuộc sống của những họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư xuất sắc nhất” có đề cập đến việc Raphael đang thử nghiệm hai tác phẩm bằng sơn dầu thay vì màu vẽ truyền thống. Từ manh mối đó, các chuyên gia bắt đầu tìm kiếm chứng cứ cho thấy rằng đây đích thị là hai tác phẩm của đại danh họa.

Theo lịch sử ghi chép, vào năm 1508, Raphael được Giáo hoàng Julius II yêu cầu vẽ tường ở Vatican. Người họa sĩ hoàn thành ba căn phòng, vẫn còn tồn tại đến ngày nay và thường được gọi là “Phòng Raphael”. Trong đó nổi tiếng nhất là kiệt tác “Trường Athens”. Sau phát hiện lần này, các nhà nghiên cứu xác định Hall of Constantine là căn phòng thứ tư mà giáo hoàng giao cho Raphael. Tuy nhiên, họa sĩ bạc mệnh đã không thể hoàn thành tốt sự mạng của mình.

Bức bích họa
Bức bích họa “Trường học Athens” của Raphael. (Ảnh: Creative Commons).

Được biết, các chuyên gia đã phải dùng đến kỹ thuật tiên tiến như chiếu tia cực tím và hồng ngoại để xác định tác giả bức tranh. Chưa hết, các chuyên gia hội họa hàng đầu sau khi phân tích nét cọ, từng sự nhấn nhá trong đường nét của hai tác phẩm cũng tin rằng đây đích thị là những tác phẩm cuối đời của ông.

“Ngoài Raphael, không ai có thể tạo nên những đường nét tinh tế như vậy, ngay cả với những sợi tóc nhỏ nhất” – Fabio Piacentini nhận xét.

Người đứng đầu viện bảo tàng Vatican, Barbara Jatta, nói rằng việc phục chế các tác phẩm của Raphael và toàn bộ căn phòng sẽ kéo dài ít nhất đến năm 2022 với số tiền lên đến 3,1 triệu USD. Ngoài ra, các nhà phục chế và học giả của bào tàng sẽ chú ý quan sát liệu có còn kiệt tác nghệ thuật nào đang còn bị che giấu hay không.

“Phục chế toàn bộ căn phòng là một trong những dự án quan trọng nhất trong những thập kỷ gần đây được thực hiện ở Bảo tàng Vatican. Và chúng tôi sẽ không ngừng tìm kiếm những bí ẩn đằng sau những tác phẩm nghệ thuật. Đó mới là điều hay nhất của các dự án”, bà nói.

Ngoài ra, bà cũng cho biết phần lớn chi phí đó đều được tài trợ bởi một nhóm bảo trợ đặc biệt từ Hoa Kỳ, trong việc bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật ở Vatican.

Theo PLO

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x