Một thế kỷ đẫm máu của những nhà lãnh đạo tàn bạo nhất trong lịch sử cận đại

14/11/17, 08:26 Trung Quốc

Trong 100 năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, hệ tư tưởng chủ trương xoá bỏ thị trường và sở hữu tư nhân này đã để lại vết dài của sự hủy diệt và tàn sát.

IMG_0483

Một thế kỷ trước, sau khi chiếm được đế quốc Nga, quốc gia lớn nhất thế giới vào thời đó, chủ nghĩa cộng sản đã bước lên vũ đài lịch sử khi lên án triệt để chủ nghĩa tư bản một cách thiếu thực tế và hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn. Như những người cánh tả khác, những người ủng hộ chủ nghĩa này đổ lỗi điều kiện sống khốn khổ của nông dân, công nhân cũng như sự phổ biến của lao động nô lệ và lao động trẻ em. Họ xem ​​sự tàn sát trong Thế chiến II là kết quả trực tiếp của cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt giữa các cường quốc.

Tuy nhiên, thế kỷ của chủ nghĩa cộng sản đầy quyền lực – với một vài nước hiện vẫn còn duy trì chế độ này là Cuba, Bắc Triều Tiên,… và Trung Quốc – đã cho ta thấy rõ cái giá phải trả bằng sinh mạng. Một lần nữa, nỗ lực loại bỏ thị trường và sở hữu cá nhân đã dẫn đến số người chết không thể tưởng tượng. Theo nghiên cứu cẩn thận của các nhà nhân khẩu học, từ năm 1917, tại Liên Xô, Trung Quốc, Mông Cổ, Đông Âu, bán đảo Đông Dương, Châu Phi, Afghanistan và các nước Mỹ Latinh, chế độ này là nguyên nhân gây ra cái chết của ít nhất 65 triệu người.

Các công cụ phá hoại được áp dụng rộng rãi ở các nước cộng sản bao gồm trục xuất hàng loạt, các trại lao động cưỡng bức và khủng bố của cảnh sát. Họ đã cố ý giết chết vô số người, và còn nhiều người hơn nữa đã chết đói trong các kế hoạch tàn nhẫn nhằm tái thiết xã hội.

BN-VY467_COMMUN_P_20171102194844
Một cánh đồng hợp tác xã Trung Quốc vào những năm 1950 trong Đại nhảy vọt. (Ảnh: UIG/Getty)

Đối với những tội ác kinh hoàng này, Lenin và Stalin phải chịu trách nhiệm cá nhân, cũng như Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Pol Pot ở Campuchia, triều đại họ Kim ở Triều Tiên và bất kỳ một chế độ độc tài cộng sản nào khác. Tuy nhiên, chúng ta không được quên xem xét các ý tưởng đã thúc đẩy những kẻ tàn bạo này giết người trên quy mô lớn, hoặc về bối cảnh chủ nghĩa dân tộc trong đó họ chấp nhận những ý tưởng này.

>>> 5 nhà lãnh đạo châu Á tàn bạo nhất trong lịch sử

Ít ra thì chủ nghĩa chống tư bản đã trở nên hấp dẫn đối với quyền lợi của họ, và trong tâm trí họ, nó cũng là công cụ để các quốc gia lạc hậu nhảy vào hàng ngũ các cường quốc.

Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga bắt đầu như là một cuộc đảo chính do thành phần cấp tiến bị bỏ lại chống đối phần còn lại của cánh tả – các thành viên lên án các Bolshevik vì đã vi phạm tất cả các quy tắc và sau đó ra khỏi Xô-viết.

Giống như nhiều đối thủ của họ, các Bolsheviks là những người tôn sùng Karl Marx – người xem ​​cuộc đấu tranh giai cấp là động cơ vĩ đại của lịch sử. Ông nói, chế độ phong kiến ​​sẽ dẫn đến chủ nghĩa tư bản, rồi chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội, cuối cùng là sự không tưởng xa xôi của chủ nghĩa cộng sản. Marx hình dung ra một kỷ nguyên mới của tự do và sung túc, và điều kiện tiên quyết là phá hủy “nô lệ tiền lương” và sự bóc lột của tư bản. Ông và cộng sự Friedrich Engels tuyên bố trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848 rằng, lý thuyết của họ “có thể được tóm tắt thành một câu: Xóa bỏ sở hữu tư nhân“.

Khi có quyền lực vào đầu năm 1918, Bolsheviks đổi tên là Đảng Cộng sản và tìm cách ép buộc nước Nga phải đi lên chủ nghĩa xã hội, khiến hàng triệu người phải sống theo cách mới. 

Tuy nhiên có một điều rõ ràng rằng, chủ nghĩa xã hội không thể giống như chủ nghĩa tư bản, trong đó: tài sản cá nhân được thay bằng tài sản tập thể, thị trường theo kế hoạch và các nghị viện “tư sản” với “quyền lực của người dân”. Tuy nhiên, các kế hoạch khoa học không thể đạt được, còn việc tập thể hóa tài sản là trao quyền lực cho nhà nước chứ không phải người dân.

Bên cạnh đó, bộ máy cảnh sát mật chuyên bắt giữ, đày ải và hành hình nội bộ “kẻ thù giai cấp” lại được mở rộng. Việc tước đoạt tài sản các nhà tư bản đã làm giàu cho một nhóm mới các quan chức nhà nước – những người quản lý của cải của đất nước. Tất cả các đảng phái và quan điểm ngoài học thuyết chính thức đều bị đàn áp và thanh trừng chính trị.

Ở khu vực thành thị, chế độ Xô-viết đã lôi kéo những công nhân nhà máy hăng hái và những người trẻ tuổi thiếu kiên nhẫn muốn xây dựng một thế giới mới. Còn ở nông thôn, khoảng 120 triệu nông dân đã tiến hành cuộc cách mạng, hạ bệ tầng lớp quý tộc và thiết lập quyền sở hữu đất của nông dân trên thực tế.

2
Những người ủng hộ Đảng Cộng sản Nga đã tham gia một cuộc diễu hành tại Moscow vào ngày Defender of the Fatherland 23/2. (Ảnh: Alamy)

Trong thời gian này, với nguy cơ nạn đói đến gần, Lenin buộc các đảng viên phải miễn cưỡng chấp nhận cách mạng nông dân riêng rẽ trong thời gian này. Ở nông thôn, một nền kinh tế bán thị trường vẫn được phép hoạt động.

Sau cái chết của Lenin năm 1924, ông để lại 2 hệ thống không tương thích – chủ nghĩa xã hội trong thành phố và chủ nghĩa tư bản trong thôn làng. Stalin khi đó đã không trì hoãn khi ép buộc tập thể hóa một cách cưỡng chế từ biển Baltic tới Thái Bình Dương, ngay cả khi đối mặt với cuộc nổi dậy của nông dân. Ông đe dọa các quan chức của đảng để họ tiến hành kế hoạch và kích động chiến tranh giai cấp chống lại phú nông, áp đặt hạn ngạch cho các vụ bắt giữ hàng loạt và trục xuất nội bộ.

Stalin kiên định về lý tưởng của mình: Chúng ta là một nước Xô-viết. Chúng ta muốn có một nền kinh tế tập thể, không chỉ trong công nghiệp mà còn trong nông nghiệp”.

Và ông ấy không bao giờ lùi bước, ngay cả khi việc áp dụng chính sách này đẩy đất nước rơi vào một nạn đói khác từ năm 1931 – 1933, gây ra cái chết cho từ 5 – 7 triệu người.

Tấm gương kinh hoàng của Liên Xô đã không làm nao núng các nhà cách mạng cộng sản khác. Mao Trạch Đông, một người cứng rắn như Stalin đã phát động kế hoạch Đại nhảy vọt, một chiến dịch bạo động từ năm 1958 – 1962, nhằm tập hợp khoảng 700 triệu nông dân Trung Quốc và mở rộng công nghiệp ra khắp cả nước. “Ba năm công sức và đau khổ, và một ngàn năm thịnh vượng” trở thành khẩu hiệu nổi bật của thời đại này.

3
Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh. (Ảnh: Internet)

Kế hoạch của Mao đã dẫn đến một trong những nạn đói nghiêm trọng nhất trong lịch sử, với từ 16 – 32 triệu nạn nhân được xác nhận. Sau thảm hoạ này, Mao đã ngăn những người sống sót rút lui khỏi tập thể hóa và tuyên bố: “Nông dân muốn ‘tự do’, nhưng chúng ta muốn chủ nghĩa xã hội”.

Chết chóc, đói nghèo không mảy may làm cộng sản ngừng việc thủ tiêu chủ nghĩa tư bản một cách tàn bạo. Chinh phục Campuchia vào năm 1975, Pol Pot và Khmer Đỏ đã đưa hàng triệu người từ các thành phố đến vùng nông thôn để làm việc trong các hợp tác xã và các dự án lao động cưỡng bức để thiết lập Campuchia thành một xã hội không phân đẳng cấp.

Khoảng 2 triệu người Campuchia, chiếm một phần tư dân số, đã thiệt mạng vì đói nghèo, bệnh tật và các vụ hành quyết trong bốn năm kinh hoàng của chế độ Pol Pot. Ở một số vùng, sọ người có thể được tìm thấy ở bất kì ao hồ nào.

Sự phân chia giai cấp khắc nghiệt của Marx phủ nhận tính hợp pháp của bất kỳ sự chống đối chính trị nào, không chỉ từ các phần tử “tư sản” mà còn từ trong các phong trào cộng sản – bởi vì nó cho rằng các nhà bất đồng chính kiến sẽ phục vụ lợi ích của trật tự tư bản quốc tế. Tính logic tàn nhẫn của các cuộc cách mạng cộng sản dẫn đến một lãnh đạo duy nhất đứng trên hệ thống độc đảng.

Người đàn ông Campuchia đang cầu nguyện trong buổi lễ trước bản đồ sọ của những nạn nhân Khmer Đỏ trong Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh, ngày 10/3/2002. (Ảnh:  Associated Press)
Người đàn ông Campuchia đang cầu nguyện trong buổi lễ trước bản đồ sọ của những nạn nhân Khmer Đỏ trong Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh, ngày 10/3/2002. (Ảnh:  Associated Press)

Từ Nga, Trung Quốc rồi đến Campuchia, Triều Tiên, Cuba, các nhà độc tài cộng sản đều phù hợp với chủ nghĩa Lenin: các ý tưởng quân sự kết hợp cùng mưu đồ bất lương. Và tất cả họ đều có một ý chí cực đoan – điều kiện tiên quyết để đạt được những điều mà sự đổ máu không kể xiết mang lại.

Tuy đã qua nhiêu thập kỷ chứng kiến những tội ác kinh hoàng của cộng sản nhưng nó vẫn gây sốc cho những người theo chủ nghĩa tự do và những người cánh tả ở phương Tây – những người có chung nhiều mục tiêu về bình đẳng xã hội với những người cộng sản. Một số phủ nhận Liên bang Xô viết, cho đó là sự biến dạng của chủ nghĩa xã hội và quy kết tội ác của chế độ cho sự lạc hậu của Nga hoặc cho tính cách của Lenin và Stalin.

Rốt cuộc, Marx chưa bao giờ chủ trương giết người hàng loạt hay lập ra các trại lao động. Ông cũng chẳng thuyết phục ai rằng cảnh sát mật, đày ải người bằng xe gia súc và chết đói hàng loạt nên được sử dụng để thiết lập các trang trại tập thể.

Tuy nhiên, chúng ta đã học được một bài học từ thế kỷ của chủ nghĩa cộng sản, đó là: Để thực hiện lý tưởng Mác-xít là phải phản bội họ. Yêu cầu “bãi bỏ tài sản cá nhân” của Marx là một lời kêu gọi hành động – và một con đường không thể nào lay chuyển để tạo ra một quốc gia áp bức.

Ban đầu, một vài người theo chủ nghĩa xã hội đã lên án những bất cập của chế độ khi bắt đầu nhận ra rằng sẽ không có tự do nếu không có thị trường và tài sản cá nhân. Theo thời gian, nhiều người hơn nữa chấp nhận nhà nước phúc lợi và nền kinh tế thị trường. Dù vậy, chủ nghĩa cộng sản vẫn còn tồn tại ở Nga và Trung Quốc, những vị trí cố thủ lớn nhất của thế kỷ cộng sản.

Chủ nghĩa chống tư bản còn được xem là cương lĩnh cho một trật tự thế giới mới, trong đó mục tiêu của những người theo chủ nghĩa dân tộc có thể được thực hiện. Đối với Stalin và Mao, châu Âu và Mỹ đại diện cho sự quyến rũ và đe dọa của một phương Tây vượt trội. Họ tự đặt mình làm nhiệm vụ đối chọi và vượt qua các đối thủ tư bản chủ nghĩa để giành được vị trí trung tâm cho đất nước họ trên trường quốc tế.

Sự phản kháng của Vladimir Putin đối với phương Tây, pha trộn giữa sự luyến tiếc về Liên Xô và sự phục hưng của Chính thống Nga là dựa trên tiền lệ của Stalin. Về phần mình, Trung Quốc vẫn là người khổng lồ cộng sản cuối cùng, ngay cả khi Bắc Kinh quảng bá và cố gắng kiểm soát một nền kinh tế gần với kinh tế thị trường. Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, hiện nay nước này bao hàm cả hệ tư tưởng cộng sản và văn hoá Trung Hoa truyền thống để nỗ lực nâng cao vị thế của Trung Quốc thay cho phương Tây.

Thế kỷ đẫm máu của cộng sản đã chấm dứt, và chúng ta chỉ có thể tưởng niệm sự ra đi của nó. Nhưng những khía cạnh rắc rối mà nó để lại vẫn còn tồn tại.

Ông Kotkin là giáo sư về lịch sử và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton và là thành viên cao cấp tại Viện Hoover của Đại học Stanford. Cuốn sách mới nhất của ông, “Stalin: Đang chờ Hitler, 1929-1941”, đã được Penguin Press xuất bản tháng 10/2017.

Bạch Vân, theo WSJ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x