‘Giàn thiên lý đã xa’ – Bài hát bất hủ về tình yêu lãng mạn xuất xứ từ đâu?

16/10/17, 14:25 Giải trí

Bài hát “Scarborough Fair” là một bài hát dân ca xuất xứ từ Anh Quốc (Ai Len bao gồm trong đó), thời Trung Cổ. Người ta bắt đầu nghe bài hát này qua những người hát dạo thời đó, thường được gọi là “Bard” hay “Shapers”, khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ.

Bài hát là những lời nhớ thương da diết của một cô gái gửi đến người yêu của mình – sống ở thành phố Scarborough, Ai Len. Họ đã chia tay nhau, và giờ đây – ở một nơi xa rất xa – cô gái hát cho chàng trai nghe. Nàng đưa ra những công việc “không thể thực hiện” cho chàng, nếu thực hiện được thì “chàng sẽ mãi là tình yêu chân thành của tôi”.

Có phải bạn đang đi đến Scarborough Fair?

Thoảng mùi ngò tây, ngải đắng, hương thảo và xạ hương.

Xin hãy nhắc về tôi cho một chàng trai sống ở đó

Chàng ấy một thời là tình yêu chân thành của tôi

Hãy nói với chàng ấy làm cho tôi một chiếc ảo vải lanh.

Dệt bởi mùi ngò tây, ngải đắng, hương thảo và xạ hương.

Mà không cần khâu vá hay kim chỉ

Rồi chàng sẽ mãi là tình yêu chân thành của tôi.

Bảo chàng ấy tìm cho tôi một mẫu đất

maxresdefauult

Rau mùi tây, ngải đắng, hương thảo và xạ hương

Giữa vùng nước muối và bờ biển

Rồi chàng sẽ là tình yêu chân thành của tôi

Có phải bạn đang đi đến scarborough.

Thoảng mùi ngò tây, ngải đắng, hương thảo và xạ hương.

Tôi nhớ về một chàng trai đã từng ở đó.

Chàng ấy đã từng là tinh yêu rất chân thành của tôi

Ngày xưa các chàng tình nhân Hy Lạp đã tặng lá hương thảo (rosemary) cho người mình yêu. Hiện nay tại Anh Quốc cũng như tại một vài xứ Châu Âu, các cô dâu trong ngày cưới, vẫn còn dắt lên tóc lá hương thảo. Hương thảo tượng trưng cho tình yêu phụ nữ, vững bền, mạnh mẽ dù rằng tình yêu đến rất chậm.

Thyme – cây húng tây – tượng trưng cho sự can đảm. Bài hát này viết vào thời khi các chiến sĩ ra mặt trận, trong tay có cây mộc, gắn hình cây húng thêu bởi bàn tay của vợ hay người yêu, một hình ảnh nói lên lòng ngưỡng mộ sự can đảm của các chàng chiến sĩ.

Scarborough Fair – Celtic Woman

Trong bài hát có nhắc tới bốn loại thảo mộc đó, có vẻ chúng rất tầm thường nhưng những câu hát về chúng lại rất thâm thúy.

Cũng không phải do hương thơm của chúng được người đời ca tụng, hoa với ý nghĩa và màu sắc tươi thắm, ngọc lan, hồng, dạ lý hương … đằng này chỉ là mùi hương của thảo mộc, những lá cây trông thấy hàng ngày, ai cũng có và dùng được.

Nhưng chính cái tầm thường đó là những gì con người giữ vào trí nhớ mạnh mẽ nhất và cô nàng nhạc sĩ đã nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở người yêu hãy theo mùi hương mà trở về với tình yêu chân thật mà nàng đã trọn vẹn dành cho chàng.

Lịch sử bài hát

Người ta bắt đầu nghe bài hát Scarborough Fair qua những người hát dạo thời đó, thường được gọi là Bard hay Shapers, khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ, mỗi nơi lời và cách hòa âm có thay đổi đôi chút.

Qua nhiều thế kỷ, dù lời hát có bất cứ thay đổi gì, thì câu thứ 2 trong cả 8 lời vẫn luôn được giữ nguyên “Parsley, Sage, Rosemary and Thyme”, đơn giản câu này chính là linh hồn của bản tình ca. Sau này không còn biết tác giả bài hát là ai. Hiện nay tại Anh có nhiều lời hơi khác nhau, cho bản hát cùng mang tên “Scarborough Fair”, và có cùng nốt nhạc.

Giàn thiên lý đã xa – những điều đơn giản nhưng mãi mãi lưu hương…

Trước năm 1975, ca khúc này đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa ‘Giàn thiên lý đã xa’, phỏng dịch từ phiên bản lời Pháp có tựa ‘Chèvrefeuille que tu es loin’.

Nhưng có lẽ ít ai biết bài hát “Scarborough Fair”, với giai điệu nhẹ nhàng, giản dị mà nhạc Sĩ Phạm Duy đã chuyển lời Việt, với tựa là “Giàn Thiên Lý”, lại là một bài hát tình yêu rất lãng mạn đã có từ xa xưa …

Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà.
Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa.
Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi.
Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi.

Này, này nàng hỡi, nhớ may áo cho người.
Giàn thiên lý đã xa tít mù khơi.
Tấm áo cắt ngay đã cắt trên khăn mượt mà.
Là chiếc chăn đắp chung những ngày qua.

Tìm một miếng đất cho gã si tình.
Giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xăm
Miếng đất cắt hoang, miếng đất ngay bên giáo đường.
Biển sẽ ru tiếng hát bên trùng dương.

Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời.
Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi.
Lấp đất hố tôi, lấp nối đôi tay cô nàng.
Thì hãy chôn trái tim non buồn tênh.

danh-ngon

 

Theo daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x